Sóng Elliott và những mô hình sóng phổ biến

Khi tìm hiểu về các phân tích kỹ thuật thì không thể không nhắc đến lý thuyết Dow. Đây giống như một nền tảng cơ bản, bên cạnh đó sóng Elliott – một lý thuyết có các nét tương đồng với lý thuyết Dow. Nhưng đi sâu hơn vào phân tích các cấu trúc của chu kì của xu hướng giá. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc tất tần tật về mô hình sóng Elliott. Cũng như khái niệm sóng Elliott là gì? Mời các nhà đầu tư tham khảo ngay bài dưới đây để hiểu tìm hiểu mô hình này kĩ càng hơn.

Sóng Elliott là gì?

Một kế toán đồng thời là một tác giả người Mỹ tên Ralph Nelson Elliott đã phát triển lý thuyết sóng Elliott. Sự xuất hiện của sóng này dựa vào quan điểm đó là sự biến động tâm lí của đám đông. Diễn biến này chính là sự xuất hiện những mô hình cùng các biến động xu hướng của những loại giá cả trên thị trường. Tuy là diễn biến tâm lí và những hành vi của đám đông thường xuất hiện rất tự nhiên. Nhưng sẽ tuân theo chu kì nhất định nào đó. Có những lúc sẽ hưng phấn nhưng có lúc sẽ trở nên bi quan. Vì thế, kết quả thu được chính là các chuyển động giá cũng sẽ tuân theo những chu kì tương tự như vậy. Đôi lúc sẽ tăng và đôi lúc sẽ giảm đi.

Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott là gì?

Sự tăng giảm này sẽ tạo nên mô hình riêng lặp đi lặp lại mà người phát triển gọi chúng là sóng. Không có một cách thức giao dịch nào cụ thể hay dựa vào các báo cáo kĩ thuật. Nhưng sóng Elliott sẽ giúp các trader xác định được xu thế của thị trường tường tận nhất có thể. Đồng thời, cũng có thể áp dụng ở các loại thị trường tài chính. Bất kể thị trường nào bị ảnh hưởng bởi tâm lí đám đông đều áp dụng được lý thuyết Elliott.

Cấu trúc chu kì sóng Elliott

Cấu trúc của một chu kì sóng Elliott hoàn chỉnh sẽ bao gồm có tám sóng; cấu trúc hai pha và dạng 5-3. Pha thứ nhất sẽ có năm bước sóng được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 5 và những sóng này di chuyển theo xu hướng chính. Pha tiếp theo sẽ có 3 bước sóng điều chỉnh di chuyển theo ngược hướng chính. Và sẽ được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C.

Cấu trúc chu kì sóng Elliott
Cấu trúc chu kì sóng Elliott

Ở một xu hướng tăng sẽ có mô hình sóng động lực chính là một pha tăng giá. Và mô hình sóng điều chỉnh chính là pha giảm giá. Ở xu thế giảm thì sẽ ngược lại. Tuy nhiên tính chất sóng trong sóng sẽ làm cho tính chất sóng Elliott phức tạp và gây nhầm lẫn nhiều hơn. Tức là một con sóng mẹ sẽ chứa nhiều sóng con. Trong sóng con lại chứa nhiều sóng nhỏ hơn nữa.

Những mô hình sóng phổ biến

Những mô hình sóng phổ biến bao gồm:

  • Mô hình Flat là những dạng sóng di chuyển theo hướng nằm ngang rất quen thuộc. Chiều dài của mỗi sóng trong dạng mô hình này khá bằng nhau. Sóng A và C sẽ đi ngược chiều với B. Với những trường hợp đặc biệt thì đôi khi sóng B sẽ vuột qua đỉnh của sóng A ban đầu.
  • Mô hình ZigZag sẽ có cấu trúc 5-3-5 chủ yếu sẽ xuất hiện ở sóng thứ hai. Tuy nhiên tỏng một số trường hợp ZigZag sẽ xuất hiện ở sóng thứ tư nếu sóng thứ hai đi ngang.
  • Mô hình Triangles: mô hình này sẽ có đôi nét không giống với mô hình tam giác mà mọi người đã được tìm hiểu trong phân tích kỹ thuật. Với mô hình này hai đường kháng cự và hỗ trợ có thể hội tụ hoặc phân kì. Hình dạng của mô hình này có thể là tam giác cân, tăng hoặc giảm hay tam giác mở rộng,…

Đọc thêm: Tìm hiểu chỉ số MACD (Moving Average Convergence/ Divergence)

Cách thực hiện giao dịch với sóng Elliott

Cách thực hiện giao dịch với sóng Elliott
Cách thực hiện giao dịch với sóng Elliott

Để giao dịch thành công với mô hình sóng Elliott thì việc nắm vững cách đếm sóng là điều cần thiết. Cách đếm sẽ tuân theo hai quy tắc sau đây:

  • Quy tắc thứ nhất là phạm vi của sóng thứ hai sẽ không được quá điểm bắt đầu của sóng thứ nhất.
  • Quy tắc thứ hai: khi thực hành đếm sóng không được quá dựa vào con sóng ba bởi đây không phải là con sóng ngắn nhất.

Cần phải phân tích các khung thời gian bằng cách nhìn tổng quát biểu đồ. Phải chú ý tất cả những thời gian kể cả ở quá khứ, tương lai hay đang tiếp diễn ở hiện tại. Việc này sẽ giúp các nhà đầu tư sẽ có góc nhìn nhận rộng hơn và khả năng phán đoán trở nên chính xác hơn. Để đếm những sóng ngắn hạn thì không nên bỏ qua các đồ thị dài.

Yêu cầu cuối cùng chính là sự kiên nhẫn. Phải biết chờ đợi xem sự biến động và xác nhận được khối lượng giao dịch là bao nhiêu.

Lời kết

Hi vọng qua bài viết của chúng tôi cung cấp bên trên đã giúp các nhà đầu tư hiểu được sóng Elliott là gì? Những mô hình sóng Elliott phổ biến hiện nay là gì? Cùng cách ứng dụng sóng như thế nào để đạt được kì vọng của mình. Tuy vậy, sóng Elliott cũng chỉ là lý thuyết chứ không phải là một báo cáo kỹ thuật cụ thể nào. Nên việc thành công trên các thị trường tài chính còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa. Vậy nên không nên bị ảnh hưởng bởi tâm lí của đám đông khi chưa có một sự chắc chắn nào.

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sóng Elliott và những mô hình sóng phổ biến - Vua Chứng Khoán