Với sự đa dạng của thế giới tài chính thì việc đưa ra lựa chọn một sàn giao dịch sao cho phù hợp là một quyết định khá khó khăn. Hiểu được điều này chúng tôi đã tổng hợp và sàn lọc một số thông tin về sàn ThinkMarkets để nhà đầu tư có thể tự đánh giá và cân nhắc xem ThinkMarkets có phù hợp với mình hay không. Bài viết sẽ bao gồm một số thông tin như ThinkMarkets là gì? Sàn có đáng tin cậy không? Các loại tài khoản được dùng tại sàn,… Nếu bạn cũng đang quan tâm thì hãy xem qua bài đánh giá sàn ThinkMarkets ngay nhé!
Mục lục
Sàn ThinkMarkets là gì?
Được thành lập vào 2010 ở New Zealand, trước đây ThinkForex là thương hiệu đầu tiên của sàn. Cái tên ThinkMarkets chỉ mới được áp dụng vào 2016. Sàn đã chuyển trụ sở về Úc vào 2012 và được cấp phép từ ASIC. Không dừng lại ở đó, đến 2015 sàn tiếp tục thành lập thêm một công ty nằm tại LonDon đồng thời nhận được sự ủy quyền từ tổ chức FCA. Từ đây, có thể nhận thấy độ tin cậy của sàn khi nhận được sự chấp nhận của hai cơ quan uy tín hàng đầu thế giới.
Nếu như đa phần những khách hàng trước đây của ThinkMarkets đều đến từ Thái Bình Dương – Châu Á. Thì nay lượng khách đã mở rộng sang nhiều khu vực khác như Châu Âu bao gồm các nước Anh, Tây Ban Nha và Italia. Ngoài ra, với hơn 10 năm hoạt động trên thị trường sàn cũng mang về nhiều giải thưởng lớn uy tín tại Anh và UK FOREX AWARDS.
>>> Xem thêm: Thông tin đánh giá mới nhất về sàn Olymp Trade
Các loại chứng chỉ và giấy phép của sàn
ThinkMarkets thành lập bốn công ty ở bốn quốc gia khác nhau. Nên nhận được nhiều chứng chỉ từ các cơ quan uy tín nhất. Bao gồm: TF Global Markets (UK) Limited tại London được cấp phép từ FCA; TF Global Markets (Aust) Limited tại Úc được ASIC cấp phép; Think Capital Limited tại Bermuda; TFG (Payments) Limited tại Anh. Và giấy phép được nhận gần đây nhất là FSCA vào năm 2019.
Không ai là không biết về độ khó của việc nhận cấp phép từ FCA và ASIC. Yêu cầu mà các broker cần phải đáp ứng đầu tiên đó là nguồn vốn ít nhất là 50000 bảng Anh với FCA và 1 triệu USD với ASIC. Sau khi nhận được cấp phép thì sàn môi giới cũng cần phải tuân theo các quy định mà tổ chức đưa ra. Những quy định này vô cùng nghiêm ngặt được kiểm soát trực tiếp từ các cơ quan này.
Quy định đưa ra bao gồm các báo cáo tài chính phải được gửi hàng ngày hoặc hàng tháng; tài khoản giao dịch của trader phải được tách riêng với tài khoản của broker đồng thời được gửi vào ngân hàng uy tín. Các quy định này được đưa ra với mục đích xây dựng một môi trường giao dịch minh bạch và an toàn.
Ngoài ra, với quy định đến từ FCA các nhà đầu tư cũng được nhận bồi thường lên đến 85000 bảng Anh nếu nhà môi giới không có khả năng thanh toán. Người dùng sử dụng dịch vụ tại sàn được ASIC cấp phép sẽ được gửi khiếu nại trực tiếp đến cơ quan nếu phát hiện broker gian lận.
ThinkMarkets cung cấp loại tài khoản nào cho người dùng?
Sàn ThinkMakets hiện cung cấp cho người dùng hai loại tài khoản live bao gồm Standard và ThinkZero.
- Tài khoản Standard thường dành cho các trader mới tham gia. Chưa có nhiều vốn và khối lượng giao dịch chưa lớn. Vì tài khoản không thu phí hoa hồng và mức spread được hưởng từ 0.4 pips. Đây là điều kiện giao dịch khá ổn đối với những nhà giao dịch chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Tài khoản ThinkZero sẽ nâng cấp hơn để dành cho những nhà giao dịch chuyên nghiệp và thích đầu tư lướt sóng. Những người có được số vốn ổn định và khối lượng giao dịch lớn hơn. Mức spread cho tài khoản này sẽ từ 0.0 pip và mỗi lot hai chiều sẽ trả 7$ tiền phí hoa hồng.
Cả hai loại tài khoản này đều có những điều kiện giao dịch phù hợp và cạnh tranh tốt so với những tài khoản giao dịch của những sàn tương tự. Ngoài ra, còn một tài khoản dành cho những nhà giao dịch thực thụ đó là ThinkPro. Tài khoản yêu cầu người dùng cần có kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực. Và bên cạnh đó khối lượng tài sản cũng phải lớn. Nhưng nên lưu ý loại này chỉ dành cho nhà đầu tư tại Úc.
Đọc thêm: Những ưu điểm nổi bật của sàn FPMarkets
Nền tảng giao dịch của ThinkMarkets
ThinkMarkets sử dụng ba loại nền tảng chính là MT4, MT5 và ThinkTrader. Hai nền tảng MT4 và MT5 thì không cần phải nói quá nhiều. Vì chúng đã quá quen thuộc với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực. Còn ThinkTrader chính là một nền tảng của sàn ThinkMarkets được mua lại vào 2017.
Nền tảng này hỗ trợ được cả trên máy tính bảng, desktop hay điện thoại di động. Tuy nhiên, chưa có phiên bản web giống như các nền tảng Metatrader. Giao diện cũng dễ thao tác và dễ hiểu đối với người mới.
Ngoài ra, sàn cũng hỗ trợ thêm nền tảng Copy trade. Nền tảng này cho phép thực hiện việc copy giao dịch của nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp trên thế giới. Người dùng có thể tự do điều chỉnh những chiến lược sao chép của bản thân sao cho phù hợp. Để sử dụng dịch vụ sao chép giao dịch này người dùng cần trả 25% lợi nhuận mỗi tháng gọi là phí hiệu suất; 30$ mỗi tháng cho phí quản lí.
Tổng kết một số ưu nhược điểm của sàn
Ưu điểm:
- Được cấp phép rõ ràng từ những tổ chức uy tín.
- Người dùng được đảm bảo bồi thường trong trường hợp sàn không còn khả năng thanh toán.
- Hỗ trợ đa dạng các sản phẩm giao dịch như cổ phiếu, forex, hàng hóa,…
- Đa dạng nền tảng giao dịch cùng nhiều tính năng vượt trội.
- Mức phí hoa hồng cạnh tranh và mức spread không cao.
- Hình thức nạp hoặc rút tiền được hỗ trợ phong phú.
- Có hỗ trợ tiếng Việt trên website.
Nhược điểm:
- Cung cấp ít tài khoản cho người dùng.
- Không hỗ trợ Autochartist cho tài khoản standard.
- Chưa có phiên bản trên web cho nền tảng ThinkTrader.
Xét tổng thể thì ThinkMarkets hội tụ nhiều điều kiện giao dịch tốt và đáng tin cậy với hồ sơ pháp lí rõ ràng. Nên các trader không cần phải lo lắng khi thực hiện giao dịch tại đây.
Lời kết
ThinkMarkets là một sàn môi giới khá tiềm năng qua nhiều đánh giá từ các khách hàng đã tham gia. Tuy nhiên, tham gia hay không thì vẫn còn phụ thuộc vào sự đánh giá của mỗi cá nhân. Hi vọng qua bài viết đánh giá sàn thinkmarkets nhà đầu tư đã nắm rõ sàn ThinkMarkets là gì và những tính năng của sàn. Từ đó, có thể xem xét có nên đầu tư vào đây hay không nhé!
Tổng hợp: vuachungkhoang.com