Toàn bộ quá trình Silicon Valley Bank phá sản

Gần đây, thị trường kinh tế thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng đang “rầm rộ” thông tin ngân hàng Silicon Valley Bank phá sản. Vậy nguyên nhân do đâu mà một ngân hàng lớn lại sụp đổ nhanh đến vậy? Liệu rằng dấu hiệu Silicon Valley Bank phá sản có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như khủng hoảng tài chính năm 2008 hay không? Nếu bạn đang nghiên cứu về vấn đề trên đây nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi!

Silicon Valley Bank là ngân hàng nào?

Silicon Valley Bank là ngân hàng nào?
Silicon Valley Bank là ngân hàng nào?

Silicon Valley Bank là một ngân hàng lớn tại Mỹ. Được thành lập và đi vào hoạt động chính thức vào năm 1983. Ngân hàng này chuyên hoạt động trên lĩnh vực cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ, sức khoẻ hay những công ty khởi nghiệp vay tiền,… 

Xem thêm: Sell in may and go away ảnh hưởng thế nào đến tài chính?

Trải qua nhiều năm hoạt động, Silicon Valley Bank đã có lượng tiền gửi vào “khổng lồ”. Cụ thể hơn là vào quý 1/2020, lượng tiền gửi chỉ ở mức 60 tỷ USD. Nhưng đến cuối năm 2022, số tiền gửi đã lên đến 175 tỷ USD. Một con số vô cùng kinh ngạc đối với ngân hàng cho vay tại thời điểm này. 

Quá trình sụp đổ của Silicon Valley Bank

Quá trình sụp đổ của Silicon Valley Bank
Quá trình sụp đổ của Silicon Valley Bank

Quá trình Silicon Valley Bank phá sản diễn ra vô cùng nhanh chóng. Đây được xem là tình huống điển hình của các ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh khoản. Vào ngày 8/3, ngân hàng buộc phải bán chứng khoán tại Silicon Valley Bank stock và đưa ra thông báo lỗ 1,8 tỷ USD. Sau đó, ngân hàng tiếp tục dự kiến phát hành thêm một lượng cổ phiếu mới trên thị trường. Với mục đích gia tăng năng lực tài chính và để lấp đầy được các khoản lỗ đang có. 

Tuy nhiên, cũng ngay hôm đó, SVB đã bị tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh tụt hạng. Khiến cho giá cổ phiếu rớt thê thảm. Hầu hết các nhà đầu tư tiến hành rút vốn khỏi SVB. Cùng trong thời điểm đó, một làn sóng rút tiền từ các khách hàng ồ ạt xảy ra. Dù cho ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra thông báo và cố gắng trấn an. Thời gian sau đó, giá cổ phiếu chạm đáy và buộc Silicon Valley Bank phải chấm dứt  hoạt động giao dịch. Tất cả tiền gửi, khoản nợ ngân hàng đều phải thực hiện chi trả như trong hợp đồng dù đã bị FDIC chấm dứt hoạt động. 

Nguyên nhân Silicon Valley Bank collapse

Theo nhận định của các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của SVB, trong đó phải kể đến: 

  • Mô hình hoạt động không đồng nhất. SVB có quá ít lĩnh vực, ngân hàng này chỉ tập trung vào một số ngành nghề như công nghệ thông tin, dịch vụ sức khỏe, doanh nghiệp khởi nghiệp như chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Những lĩnh vực này mang tính rủi ro rất cao và nó không có tính đồng nhất. Ngoài ra, trong thời kỳ kinh tế suy thoái và có nhiều sự điều chỉnh, những lĩnh vực trên còn bị tác động, gây ra các biến động nhanh hơn. 
  • Hoạt động không bền vững. Thông thường, một ngân hàng thương mại cần có chức năng chính là cho vay sau khi huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng dân cư. Thế nhưng SVB lại hoàn toàn khác, nó chủ yếu lấy vốn từ lượng tiền các doanh nghiệp gửi vào. Đây là nguồn vốn thiếu đi sự bền vững. Bên cạnh đó nó không có tính ổn định như nguồn vốn lấy từ lượng tiền gửi dân cư. 
  • Khả năng dự báo và quản lý rủi ro không tốt. Mỗi một cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp đều cần có kế hoạch nghiên cứu, dự báo và quản lý rủi ro. Đối với Silicon Valley Bank, khả năng này có vấn đề. Đồng thời không thể dự báo được những rủi ro có thể gặp phải. Trong khi trước đó đã có hàng loạt dấu hiệu như lỗ vốn, dần mất lòng tin của khách hàng. 

SVB phá sản có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới không?

Câu trả lời là hoàn toàn có. Nó có tác động tới thị trường tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Cụ thể là ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán thế giới. Cùng với đó là các chỉ số khác về mặt tài chính cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, những công ty khởi nghiệp, công nghệ toàn cầu sẽ phải đối mặt với những khó khăn khi phải đi vay tiền từ ngân hàng. Bởi những công ty này vô tình bị liệt kê vào danh sách hạn chế, rủi ro cao. 

Có thể bạn quan tâm: Hiện tượng bank run là gì?

Lời kết

Với những thông tin về Silicon Valley Bank mà chúng tôi đưa ra trên đây, hy vọng rằng bạn có thêm những kiến thức, góc nhìn về toàn bộ quá trình SVB sụp đổ. Hãy theo dõi vuachungkhoang.com để cập nhật thêm những thông tin tài chính khác nhé!

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

Toàn bộ quá trình Silicon Valley Bank phá sản - Vua Chứng Khoán