Tiền pháp định fiat money và những điều ít ai biết

Đối với những nhà đầu tư, người kinh doanh hay những người làm kinh tế thì có lẽ đã quen thuộc với định nghĩa Fiat money. Tuy nhiên với những người bình thường, không phải ai cũng biết đến khái niệm này. Fiat money còn được biết đến là tiền pháp định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về fiat money là gì, cơ chế hoạt động như thế nào và ưu nhược điểm của nó ra sao. Còn chần chờ gì mà không cùng chúng tôi tham khảo ngay để tìm hiểu về tiền fiat!

Fiat là gì?

Fiat là gì?
Fiat là gì?

Như chúng tôi đã đề cập trên đây, Fiat Money là loại tiền pháp định. Nó được xem là loại tiền hợp pháp, được chính phủ phát hành và đưa vào hoạt động. Xuất phát từ mối quan hệ cung và cầu, chính phủ sẽ phát hành số tiền tương ứng. Khái niệm này có nghĩa tất cả những loại tiền giấy thông dụng tại các quốc gia hiện nay đều là tiền pháp định. Trong đó tất nhiên sẽ bao gồm những loại tiền tệ lớn như đồng Euro, đô la Mỹ,…

Cơ chế hoạt động của Fiat

Giá trị của tiền pháp định được quyết định bởi chính phủ và các bên giao dịch. Chỉ khi hai bên trong giao dịch đồng ý thì mới duy trì tiền pháp định. Trong thời kỳ trước, tiền pháp định không phải là tiền giấy. Mà nó sẽ là những vật chất có giá trị hoặc bằng tài sản lớn như vàng, bạc,… Con người dùng những thứ đó để trao đổi buôn bán. 

Tiền pháp định được quy định độc lập, không dựa vào dự trữ tài sản. Ví dụ như giá trị tiền pháp định không bị phụ thuộc vào quá trình dự trữ vàng, bạc. Ngoài ra, nếu một quốc gia không có chỗ đứng trên thế giới, tiền tệ của quốc gia đó không có giá trị. Từ đó dễ dẫn tới tình trạng lạm phát, thậm chí là siêu lạm phát.

Xem thêm: Một số thông tin về Aptos

Tiền pháp định có những ưu và nhược điểm gì?

Mọi thứ đều có mặt tốt và mặt xấu, tiền pháp định cũng tương tự. Sau đây là một số ưu điểm và nhược điểm của tiền pháp định mà bạn cần biết

Ưu điểm của fiat

Bắt đầu từ thế kỷ XX, fiat đã trở nên thông dụng. Lý giải cho hiện tượng này là bởi chính phủ các nước ưu tiên sử dụng đồng tiền riêng của mình. Nhằm bảo vệ nền kinh tế quốc gia khỏi các tác động, ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh. Bên cạnh đó, không giống như vàng – là nguồn tài nguyên khan hiếm, cố định. Tiền pháp định là loại tài sản có thể được sản xuất, kiểm soát một cách dễ dàng nguồn cung. Từ đó, chính phủ có thể chủ động quản lý được những biến động về kinh tế, tài chính trong nước. 

Ngoài ra, tiền này sẽ giữ được giá trị và đóng góp lợi ích cho một quốc gia nếu như nó có thể đảm bảo được chức năng của mình. Những chức năng đó bao gồm:

  • Lưu trữ giá trị
  • Cung cấp tài khoản số
  • Thúc đẩy điều kiện trao đổi

Nhược điểm của tiền pháp định

Bên cạnh những ưu điểm trên, tiền pháp định còn tồn tại một số nhược điểm đáng nói. Tuy nó là loại tiền pháp định, nhưng vẫn rất khó để các quốc gia có thể kiểm soát một cách tối đa. Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng tài chính, hàng loạt ngân hàng trung ương không thể ngăn chặn sự suy thoái và tình hình lạm phát bằng cách cung tiền pháp định. Nguồn cung tiền fiat không giới hạn. Điều này rất dễ tạo ra tình trạng bong bóng tiền tệ, khó để xử lý triệt để. 

Có thể bạn quan tâm: Một số sản phẩm phổ biến của Binance Earn

Hướng dẫn cách sử dụng fiat để mua crypto

Hướng dẫn cách sử dụng fiat để mua crypto
Hướng dẫn cách sử dụng fiat để mua crypto

Nếu bạn đang có nhu cầu mua crypto bằng tiền pháp định nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo một vài sàn giao dịch uy tín như Remitano, Binance, Bybit. Tại đây, cho phép người dùng có thể tự do thực hiện mua hoặc bán crypto. Người đầu tư có thể mua crypto với rất nhiều loại tiền pháp định, trong đó có KESR, MYRR, NGNR, PHPR,…

Lời kết

Hiện nay, cách thức mua crypto đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Như vậy, tất cả những thông tin về fiat đã được vuachungkhoang bật mí qua bài viết trên. Mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức về loại tiền pháp định qua bài viết này. Nếu bạn đang có hứng thú trong việc đầu tư tiền mã hóa có thể tham khảo thêm nhiều bài viết mới tại vuachungkhoang.com nhé!

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

Tiền pháp định fiat money và những điều ít ai biết - Vua Chứng Khoán