Giá cà phê Việt Nam thường thấp hơn thị trường là vì sao?

Cà phê được biết đến là loại thức uống quốc dân, chúng có mặt và phổ biến ở nhiều lãnh thổ khác nhau. Để có được một tách cà phê đúng vị và thơm ngon cần được pha bởi các hạt cà phê nguyên chất. Không những thế, cà phê còn được quan tâm đặc biệt bởi giới đầu tư thông qua những giao dịch hàng hóa cả trong và ngoài nước. Sau đại dịch Covid 19, với sự phục hồi của nền kinh tế kéo theo giá cà phê cũng có bước tăng vọt. Vậy nguyên nhân nào làm giá cà phê hiện nay tăng? Theo dõi bài viết này để nắm thêm thông tin nhé!

Vì sao cà phê được ưa chuộng?

Cà phê là loại hàng hóa chứa caffein và có màu đen. Mỗi ly cà phê sẽ có nhiều tác dụng đối với người dùng chúng. Ví dụ như làm kích thích, bổ sung năng lượng và mang lại sự tỉnh táo. Vì những tác dụng tích cực này chúng đã dần trở nên phổ biến, dễ gây nghiệm với nhiều người.

Vì sao cà phê được ưa chuộng?
Vì sao cà phê được ưa chuộng?

Cà phê thường được trồng chủ yếu ở những nơi mang khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng phổ biến đến mức tự mình tạo ra một thị trường kinh tế riêng và có sự phát triển mạnh mẽ. Giá cà phê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những nhà máy rang xay; nông dân; bộ phận tiếp thị và cả những nhà máy sản xuất thiết bị cà phê.

>>> Đọc thêm: Giới thiệu về hàng hóa phái sinh và những lợi ích và rủi ro khi giao dịch

Cà phê Việt Nam dễ bị ép giá là do đâu?

Nhu cầu và giá cà phê hiện nay trên thế giới đang tăng mạnh. Nhưng giá cà phê Việt Nam hiện tại lại đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân của vấn đề này chính là cà phê của nước ta đang bị tình trạng ép giá.

Cà phê vối hay robusta là loại xuất khẩu chủ yếu và nổi tiếng của nước ta. Mặc dù có lượng xuất khẩu khổng lồ nhưng lại chưa làm chủ được tình hình và những biến động của giá cà phê. Tất cả những điều này bị những sàn giao dịch ở NewYork và LonDon quyết định và chi phối. Tình trạng “bán lùi bán trước” của những doanh nghiệp cà phê xuất khẩu tại nước ta trong một khoảng thời gian dài đã gây ra nhiều hậu quả. Và chính họ cũng đang phải chịu những hậu quả vì hình thức bán cà phê này.

Được biết có đến khoảng 85% lượng cà phê xuất khẩu của nước ta bán trừ lùi. Có nghĩa là hợp đồng bán cà phê sẽ được kí trước, tiền tạm ứng cũng được lấy trước. Đến khi thu hoạch bên bán sẽ tiến hành giao hàng. Cà phê lúc này sẽ không phải là giá trên thị trường hiện hành. Mà sẽ bị các sàn giao dịch trừ đi một khoảng từ vài chục có khi đến 100 USD cho mỗi tấn cà phê. Do đã kí hợp đồng với lượng lớn theo hình thức này nên giá cà phê Việt Nam thường sẽ bị ép khi đến mùa vụ.

Có rất nhiều doanh nghiệp đều bán theo hình thức này. Nên số lượng cà phê được kí trong hợp đồng đôi khi còn nhiều hơn lượng sản xuất được. Đến thời hạn giao hàng không đủ thì cũng phải chấp nhận lỗ để xuất khẩu. Bởi là một doanh nghiệp khi làm sai hợp đồng thì còn phải nhận nhiều hậu quả lớn hơn.

Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giá cà phê

Sự biến động của giá cà phê thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm:

Cán cân cung cầu ảnh hưởng đến giá cà phê

Arabica và Robusta là hai loại cà phê chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn tên thế giới. Arabica sẽ có sản lượng lớn hơn loại còn lại. Được trồng chủ yếu tại Trung và Nam Mỹ. Loại còn lại được trồng ở châu Á và châu Phi, những nơi có khí hậu nóng. Chất lượng của Arabica sẽ có chất lượng nhỉnh hơn Robusta.

Việc xuất khẩu của các nước trong những khu vực trồng cà phê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giảm giá trên thị trường. Giá sẽ giảm nếu lượng xuất khẩu tăng và ngược lại. Ngoài ra, nhu cầu nhập và dùng cà phê của những nước có lượng lớn tiêu dùng cũng là tác nhân làm thay đổi giá cà phê.

Mùa vụ, thời tiết

thời tiết xấu dẫn đến mùa vụ thất thu và sản lượng bị ít đi
Thời tiết xấu dẫn đến mùa vụ thất thu và sản lượng bị ít đi

Thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cà phê hiện tại. Khi thời tiết diễn ra thuận lợi dẫn đến mùa vụ thu hoạch nhiều thì giá sẽ bị giảm. Còn thời tiết xấu dẫn đến mùa vụ thất thu và sản lượng bị ít đi thì giá sẽ được đẩy cao lên. Những yếu tố thời tiết làm biến động giá cà phê bao gồm mưa bão, hạn hán, sương, nhiệt độ, sâu bệnh,… Ngoài ra, mùa vụ cũng bị ảnh hưởng bởi chất lượng của phân bón, quy trình để sản xuất,…

Lạm phát, giảm phát

Không riêng gì thị trường cà phê mà cả thị trường tài chính nói chung đều bị lạm phát; giảm phát hay khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng. Ở thời kì giảm phát giá cả hàng hóa không còn tăng quá mạnh, sức mua cũng giảm đi. Do đó, kéo theo cà phê cũng sẽ giảm giá đi theo thị trường. Khi đến thời kì lạm phát thì vật giá lại tăng nhanh lúc này tất nhiên giá cà phê cũng tăng theo.

Đọc thêm: Bảo hiểm hàng hóa là gì? Vì sao cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa?

Chính sách của Chính phủ

Các chính sách về lãi suất, tiền tệ hay chính sách hỗ trợ của những ngân hàng từ các nước có sản lượng xuất khẩu lớn đều có tác động đến giá trị cà phê hiện tại. Ngoài ra, còn có tác động của đồng USD hay đồng tiền của nước xuất khẩu. Những động thái của những liên đoàn hay hiệp hội cà phê quốc gia như mua, tích trữ cũng làm thay đổi giá.

Một số khó khăn trong ngành cà phê nước ta

Cà phê nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều bước tiến và phát triển
Cà phê nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều bước tiến và phát triển

Cà phê nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều bước tiến và phát triển về sản lượng và cả diện tích trồng trọt. Tuy nhiên, đa phần lợi thế vẫn nằm trong tay những doanh nghiệp lớn; thương hiệu lớn và cả nguồn vốn vững mạnh đến từ nước ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hầu hết lượng cà phê nước ta sản xuất đều ở dạng thô, chưa có thương hiệu. Hầu hết cà phê được xuất khẩu tại nước ta sẽ được chế biến và tái sản xuất lại. Sau đó, lại được bán ngược về ở dạng hòa tan, cà phê bột,…

Các thiết bị và máy móc chưa được đầu tư chỉ được phơi tạm bợ tại nhà. Nên chưa đạt đúng tiểu chuẩn và tạp chất xót lại khá nhiều.

Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi khí hậu và thời tiết cực đoan. Nơi trồng trọt không phù hợp như đất quá nông, không đủ nước để tưới,… Vậy nên, dù có diện tích trồng lớn nhưng không mang lại hiệu suất tốt. Việc trồng trọt tự phát của các hộ dân cũng là vấn đề cần quan tâm.

Kết luận

Với tình hình giá cà phê nước ta như hiện nay thì cần đẩy mạnh các biện pháp. Để giúp cà phê được xuất khẩu đúng với giá trị của chúng. Nên tập trung đầu tư vào các thiết bị công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để có thể tạo ra được những hạt cà phê đạt chuẩn. Từ đó, có thể nâng giá cà phê Việt Nam lên một tầng mới. Bên cạnh đó, cũng nên chú trọng trong việc tạo dựng nên một thương hiệu với các chiến lược quảng bá. Điều này sẽ giúp nâng cao được phần nào vị thế của thương hiệu cà phê Việt Nam.

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

1 thoughts on “Giá cà phê Việt Nam thường thấp hơn thị trường là vì sao?

  1. Pingback: Giá cà phê Việt Nam thường thấp hơn thị trường là vì sao? – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giá cà phê Việt Nam thường thấp hơn thị trường là vì sao?