Giới thiệu về hàng hóa phái sinh và những lợi ích và rủi ro khi giao dịch

Trong những năm trở lại đây, hàng hóa phái sinh được đầu tư và giao dịch phổ biến hơn. Được biết thời gian xuất hiện giao dịch hàng hóa phái sinh là từ 1630 tại đất nước Hà Lan và Anh Quốc. Hợp đồng kỳ hạn chính là sơ khai và là hình thức đầu tiên của hàng hóa phái sinh. Mặc dù đã xuất hiện khá lâu ở quốc tế nhưng tại Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa được nhiều nhà đầu tư biết đến. Biết được điều này, vuachungkhoang sẽ gửi đến bạn đọc bài viết giới thiệu chi tiết về đầu tư hàng hóa phái sinh. Nếu có cùng thắc mắc với chúng tôi thì đừng nên bỏ qua nhé!

Định nghĩa về hàng hóa phái sinh

Hàng hóa phái sinh chính là những hợp đồng tài chính sẽ được thiết kế trước ở thời điểm trong tương lai. Hợp đồng sẽ thực hiện giao dịch bằng những tài sản cơ sở và mang giá trị pháp lí ở thời điểm nhất định. Đầu tư ở kênh này là hoàn toàn hợp pháp, những nhà đầu tư sẽ kiếm lợi nhuận từ những chênh lệch giá của những hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Định nghĩa về hàng hóa phái sinh
Định nghĩa về hàng hóa phái sinh

Không những thế, đây cũng được xem là một công cụ tài chính giúp những nhà sản xuất hay những người nông dân có thể định được giá những sản phẩm hay nông sản của mình. Đồng thời tính toán trước được mức lợi nhuận có thể nhận được. Từ đây, những công ty doanh nghiệp sẽ thực hiện việc mua bán hàng hóa một cách cân đối. Không sợ giá cả thị trường ảnh hưởng và gặp phải rủi ro.

Thực chất, hàng hóa phái sinh giống như một hình thức trao đổi những loại hàng hóa theo các quy định về những chỉ số giá. Có thể mua bán một khối lượng lớn với một mức giá đã được định trước. Và tất cả sẽ được chuyển giao trong tương lai. Sở giao dịch hàng hóa sẽ quy định những yếu tố giao dịch như thời gian đến hạn, khối lượng, tiêu chuẩn hàng hay mức giá,…

Tại nước ta cầu nối đến với các sở giao dịch hàng hóa lớn ngoài quốc tế sẽ là MXV. Hiện tại thì MXV chưa có bất kì thông báo về việc giao hay nhận hàng hóa bằng vật chất. Vậy nên những nhà đầu tư tại Việt Nam chỉ có thể dùng hợp đồng thương mại hàng hóa để giao dịch với các nước khác trên thế giới.

>> Đọc thêm: Đặc điểm khiến vàng miếng Doji thu hút nhiều khách hàng

Hàng hóa phái sinh có bao nhiêu loại?

Ở Việt Nam, những mặt hàng giao dịch sẽ được chia thành bốn loại chính bao gồm:

  • Nông sản gồm bắp, đậu nành, lúa,…
  • Công nghiệp gồm cà phê, đường, ca cao,…
  • Kim loại gồm bạc, sắt, đồng,…
  • Năng lượng gồm các loại dầu, xăng pha chế, gas,…

Trong bốn nhóm trên thì nông sản là nhóm được ưa chuộng và là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất.

Giao dịch nhóm hàng hóa nông sản

Nhóm hàng hóa nông sản sẽ giao dịch bao gồm lúa gạo, bắp ngô, đậu nành,… Ở thời điểm hiện tại các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch nhóm hàng hóa này mà không cần phải thực hiện qua bước mua bán hàng hóa thực bằng những hợp đồng tương lai.

Giao dịch nhóm hàng hóa năng lượng

Kênh hàng hóa phái sinh năng lượng được xem là kênh quan trọng nhất trên thế giới. Việc dùng đến năng lượng và các loại nhiên liệu trong đời sống hay trong kinh doanh là rất nhiều. Nhóm hàng hóa phái sinh này cũng được chia thành những nhóm nhỏ sau:

  • Khí đốt thiên nhiên là những nhiên liệu hỗn hợp được dùng để làm khí đốt, nấu ăn, tạo ra điện,…
  • Dầu thô: là loại nhiên liệu có giá trị nhất ở tình hình hiện tại. Dầu thô là nhiên nguyên liệu tạo ra nhiều sản phẩm cần thiết trong đời sống và kinh tế.
  • Xăng dầu được dùng phổ biến và tạo năng lượng cho các động cơ. Xăng dầu cũng có nguồn gốc từ dầu mỏ.
  • Dầu nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp: loại nhiên liệu này thường dựa trên loại dầu mỏ có sẵn ở Châu Âu hay ở Bắc Mĩ.

Giao dịch nhóm hàng hóa nguyên liệu công nghiệp

Nhóm này sẽ bao gồm các sản phẩm như cà phê, ca cao, bông và đường. Theo kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh thì nhóm này sẽ là công cụ dùng để phòng ngừa các rủi ro. Dựa vào đây để nắm được mức chênh lệch về giá cả và xu thế thay đổi của thị trường

  • Cà phê là một loại sản phẩm phổ biến ở hầu hết khu vực lãnh thổ. Chúng được mua bán và sử dụng vô cùng rộng rãi. Nước ta đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và chiếm khoảng 40% trên thế giới.
  • Ca cao là một thị trường có mức biến động nhiều. Vì vậy, việc mua bán và quản lí rủi ro cho các thương buôn quốc tế khá nhiều.
  • Đường là nguyên liệu quốc dân được dùng trong cả công nghiệp và đời sống thường ngày. Giá cả luôn ổn định và tính thanh khoản của mặt hàng này khá cao.
  • Bông là một nguyên liệu chính của ngành may dệt kể cả trong hay ngoài nước. Nhưng điều hạn chế là bông dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi các yếu tố về thiên nhiên hay con người. Vì vậy, đây là một thị trường khó thu hút người đầu tư.

Giao dịch nhóm hàng hóa nguyên liệu kim loại

Kim loại vàng
Kim loại vàng

Nhóm này bao gồm các kim loại như vàng, bạch kim hay bạc. Đây là những mặt hàng có giá trị cao trên thị trường.

  • Kim loại vàng mang giá trị cao và khá khan hiếm. Được dùng làm đồ trang sức hay tài sản tích trữ ở nhiều nước. Dù thị trường vàng thường biến động thất thường nhưng chúng lại được nhiều người đầu tư và săn đón.
  • Kim loại bạc giống như một kim loại công nghiệp. Được dùng trong vi mạch hay những mặt hàng công nghiệp về ngành y.
  • Bạch kim cũng được đón nhận và giao dịch nhiều trên thị trường hàng hóa phái sinh. Lợi nhuận kiếm từ loại này sẽ cao hơn do chúng khan hiếm. Ngoài ra, còn mang nhiều công dụng như giảm khí thải độc và hóa chất. Được dùng và ứng dụng trong những ngành công nghiệp máy tính.

Có thể bạn quan tâm: Giá cà phê Việt Nam thường thấp hơn thị trường là vì sao?

Hàng hóa phái sinh mang lại những lợi thế nào?

Giao dịch hàng hóa phái sinh được ưa chuộng cả trong và ngoài nước. Vậy thì giao dịch này mang lại lợi ích gì mà có thể thu hút nhà đầu tư? Dưới đây là một số lợi thế:

  • Có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường biến động theo chiều lên hoặc xuống. Tính thanh khoản của hàng hóa phái sinh cũng được đánh giá rất cao do được giao dịch phổ biến trên thế giới.
  • Lợi nhuận trong giao dịch hàng hóa phái sinh không có giới hạn. Nếu ở xu hướng đang tăng và thực hiện vào lệnh mua sẽ càng tăng giá và lợi nhuận sẽ được đẩy lên cao.
  • Các lệnh mua bán có thể được đóng bất cứ lúc nào. Do số lượng mua bán lớn và được liên thông quốc tế.
  • Có thể thực hiện giao dịch 24/24 nên có thể chọn bất kì giờ nào thuận tiện nhất để giao dịch.

Những rủi ro có thể gặp phải khi tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh

Những rủi ro có thể gặp phải khi tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh
Những rủi ro có thể gặp phải khi tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh

Những giao dịch trên thị trường tương lai đều được cung cấp đòn bẩy. Đây giống như một con dao hai lưỡi, có thể giúp người đầu tư thu được món lợi nhuận vô cùng lớn. Ngược lại cũng có thể để lại một khoản thua lỗ nặng nề nếu nhà đầu tư không có kỷ luật.

Tại thị trường hàng hóa phái sinh, lợi nhuận sẽ luôn tỷ kệ thuận với rủi ro. Muốn có được một hợp đồng lý tưởng phải chọn mức đòn bẩy cao. Vậy nên, nếu mức lợi nhuận có thể đạt được rất lớn lớn thì có nghĩa mức rủi ro có thể nhận lại cũng không hề nhỏ.

Đây là một thị trường toàn cầu nên thời gian giao dịch sẽ tùy vào mỗi khu vực. Thông thường sẽ có ba phiên chính là phiên Á, phiên Âu và phiên Mỹ. Chính vì thế, cần phải cập nhật tin tức và theo dõi đúng múi giờ.

Cuối cùng chính là rủi ro sẽ gặp phải trong những chiến lược phân tích. Và việc phân tích đạt hiệu quả nhất khi thị trường biến động nhỏ. Nếu thị trường có sự biến động quá lớn thì việc phân tích sẽ gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ gãy ngang.

Tổng kết

Vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin liên quan đến hàng hóa phái sinh. Hi vọng với bài viết này nhà đầu tư đã nắm được định nghĩa hàng hóa phái sinh là gì? Và những mặt ưu điểm cũng như rủi ro sẽ gặp phải khi tham gia thị trường này. Nếu còn thắc mắc nào thì hãy bình luận ở ô bên dưới cho chúng tôi nhé!

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

1 thoughts on “Giới thiệu về hàng hóa phái sinh và những lợi ích và rủi ro khi giao dịch

  1. Pingback: Giới thiệu về hàng hóa phái sinh và những lợi ích và rủi ro khi giao dịch – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giới thiệu về hàng hóa phái sinh và những lợi ích và rủi ro khi giao dịch