Bạch kim là gì? Có nên đầu tư vào bạch kim hay không?

Bốn kim loại được cho là quý giá nhất hành tinh được con người khai thác từ thiên nhiên là bạch kim, bạc, vàng và platinum. Trong bạch kim là loại mang giá trị cao nhất và có thể là áp đảo đối với các kim loại quý còn lại. Tuy nhiên có rất nhiều người lại nhầm lẫn giữa bạch kim và loại vàng trắng. Vậy thực tế bạch kim là gì? Bạch kim và vàng trắng có giống nhau hay không? Cùng khám phá về kim loại quý hiếm bậc nhất này ở dưới đây ngay nhé!

Bạch kim là kim loại gì?

Để biết được vì sao đây lại là kim loại quý như vậy thì chúng ta cần hiểu bản chất của bạch kim là gì?

Bạch kim hay còn biết đến với cái tên khoa học khác là Platin. Cái tên Platin này được bắt nguồn từ Platina Del Pinto theo tiếng Tây Ban Nha. Nó mang ý nghĩa là sắc bạc óng ánh của sông Pinto. Ý nghĩa này rất phù hợp với màu sắc và cả đặc trưng bề ngoài của kim loại quý này. Và cũng chính lý do này đã khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với một kim loại khác là vàng trắng.

Platin là gì?
Platin là gì?

Dù ở bất kỳ một môi trường nhiệt nào thì Platin vẫn không bị oxy hóa. Bởi chúng là dạng kim loại trơ và rất ít bị mài mòn. Chúng cũng có tính dẫn điện tốt.

Là dạng kim loại cực kì có giá trị và đắt tiền nên tất cả những trang sức đều sẽ được khắc các ký hiệu trên trang sức bạch kim. Có thể bạn đã thấy qua các con số 950 hay 999 được ký hiệu trên Platin. Vậy bạn có hiểu bạch kim 999 hay bạch kim 950 là gì không? Đó chính là con số chỉ độ tinh khiết của Platin này. Ví dụ như ký hiệu khắc trên trang sức bạch kim là PLAT999 thì tức là loại bạch kim này là tinh khiết nhất và cũng có giá trị cao nhất.

Nơi phân bố của bạch kim

Bạch kim là kim loại hiếm và là một nguyên tố có ít sự tồn tại nhất ở vỏ Trái Đất. Mức phân bố của chúng trung bình thường chỉ khoảng 0.005 mg/kg. Phần lớn chúng sẽ được tìm thấy tại những bồi tích ở các sông lớn. Kim loại quý này được một người Nam Mỹ thuộc thời Columbus tìm thấy và sử dụng đầu tiên.

Sau đó, chúng được nhắc đến ở một vài trang bản thảo châu Âu ở đầu thế kỷ 16. Bạch kim được công bố với khoa học vào 1948 bởi một người Tây Ban Nha tên Antonio De Ulloa. Và chúng được sử dụng phổ biến cho đến thời điểm hiện tại.

Phần lớn lượng Platin đều nằm ở Nam Phi, cụ thể là chiếm 80% trữ lượng của thế giới. Chính xác hơn là tại quặng Niken. Trữ lượng khai thác mỗi năm của kim loại này không nhiều thường chỉ rơi vào vài trăm tấn. Đây là nguyên nhân khiến cho chúng quý hiếm và có giá cao đến vậy. Ngoài Nam Phi thì còn có thể tìm thấy chúng tại Mặt Trăng và một số thiên thạch. Ở những điểm có sự va chạm giữa Trái Đất và sao băng các nhà khoa học đã kiếm được rất nhiều bạch kim.

Có phải bạch kim và vàng trắng là một không?

Có thể do vẻ ngoài giống nhau nên rất nhiều người đã nhầm lẫn hai kim loại bạch kim và vàng trắng với nhau.

Bạch kim là kim loại hoàn toàn nguyên chất không bị pha trộn tạp chất. Loại này luôn tồn tại trong tự nhiên với một màu trắng có ánh kim. Còn vàng trắng cũng có một màu trắng tuy nhiên lại là màu trắng theo kiểu ánh bạc, có hơi ngà ngà chứ trong sáng. Đặc biệt vàng trắng không phải nguyên chất mà là một hợp kim được trộn từ vàng nguyên chất, niken, đồng và bạc. Tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa những nguyên liệu này mà sẽ cho ra các dạng vàng trắng khác nhau như vàng trắng 14k, 18k hay 10k.

Nếu như chỉ quan sát bằng mắt thường về vẻ bên ngoài. Thì khó mà phân biệt được hai loại bạch kim và vàng trắng. Nên sẽ không thể tránh được việc bị nhầm lẫn. Do đó mới thường xảy ra tình trạng vàng trắng và bạch kim thường hay bị đánh đồng với nhau. Nhưng thực ra thì chúng là hai dạng chất liệu khác nhau hoàn toàn.

Vậy bạch kim có phải vàng Ý hay không?

Đây cũng là hai loại hoàn toàn khác nhau và cũng dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vàng Ý là một loại vàng có xuất xứ đến từ nước Ý. Loại vàng này đã được pha chế bởi những nhà nghiên cứu theo một tỷ lệ nhất định bao gồm vàng nguyên chất và bạc nguyên chất. Do vậy, vàng Ý cũng có màu trắng bạc nên nhìn tương tự như Platin. Ngoài ra thì vàng Ý còn có tên gọi khác là bạch kim của nước Ý nên không thể tránh khỏi nhầm lẫn.

Bạch kim có giá bao nhiêu?

Bạch kim bao nhiêu tiền một chỉ? Như những thông tin cung cấp ở trên cũng đủ để nhận thấy được giá bạch kim sẽ không hề thấp. Bên cạnh đó, điều kiện thị trường của loại này cũng vô cùng khan hiếm lại càng đẩy giá của chúng lên cao hơn. Thậm chí có những lúc giá chúng cao gấp đôi so với giá của kim loại vàng nguyên chất.

Bạch kim có giá bao nhiêu?
Bạch kim có giá bao nhiêu?

Sở dĩ có sự biến động mạnh như vậy là do có quá nhiều người muốn mua và sở hữu chúng vào cùng một thời điểm. Lúc này những nhà cung cấp bắt buộc phải tăng giá của chúng lên cao hơn để hạn chế lại sức mua.

Ngoài ra, giá Platin còn bị ảnh hưởng do thị trường có sự biến đổi không ngừng nhất là đồng đô la Mỹ. Nếu đồng Mỹ tăng lên thì chắc chắn giá của kim loại này cũng được tăng lên. Năm 2021 giá của chúng đã đạt mức 36,54 triệu đồng cho một lượng.  Có nghĩa là mỗi chỉ sẽ có giá 3.65 triệu đồng.

Tham khảo thêm: Giá 1 cây vàng bao nhiêu tiền? Kinh nghiệm mua vàng hiệu quả

Làm sao để nhận biết Platin?

Nếu muốn tìm một bạch kim nguyên chất ở thời điểm hiện nay thì vô cùng khó khăn. Thâm chí là không tồn tại. Bởi đa số những trang sức làm từ Platin đều sẽ được pha trộn thêm một số kim loại khác để dễ dàng trong việc chế tác.

Thế nhưng không phải vì vậy mà giá trị của chúng sẽ bị mất đi. Mỗi loại đều sẽ được ký hiệu trên trang sức bạch kim rõ ràng. Độ nguyên chất càng cao thì giá trị của món trang sức đó cũng càng lớn.

Cụ thể sẽ có bốn loại:

  • 950 Plat với 95% platin nguyên chất.
  • 900 Plat với 90% platin nguyên chất.
  • 850 Plat với 85% platin nguyên chất.
  • 800 Pt. 200 Pd là loại chứa Platin nguyên chất thấp nhất trong các loại còn lại chỉ với 80% platin nguyên chất.

Chú ý với những sản phẩm trang sức nào không được ký hiệu thì tức là thành phần Platin trong chúng sẽ thấp hơn 50%. Trên thực tế, đa phần trang sức Platin đều chứa từ 85 đến 95%. Còn nếu dưới phần trăm này thì sẽ không được tính là trang sức bạch kim.

Có nên đầu tư vào bạch kim hay không?

Thông thường Platin không nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư so với vàng hay bạc. Nhưng nếu nắm được thị trường trường này độc đáo như thế nào thì sẽ thấy bạch kim rất có triển vọng. Dưới đây là một số lý do chúng ta nên đầu tư vào kim loại quý hiếm bậc nhất này:

  • Được sở hữu và cất giữ riêng.
  • Có thể dùng để trao đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Dù cho gặp phải suy thoái kinh tế hay thị trường đi lên. Hoặc cho dù thị trường có bị sụp đổ thì giá trị của bạch kim vẫn sẽ không thay đổi.
  • Có mối quan hệ mật thiết với đồng USD theo tỷ lệ thuận.

Có thể đầu tư vào kim loại này theo bốn dạng chính:

  • Đầu tư theo dạng ETFs. Một số quỹ nổi bật như PTM, PLTM, PPLT,…
  • Đầu tư vào hợp đồng tương lai.
  • Đầu tư vào các loại cổ phiếu của những công ty khai thác bạch kim.
  • Cách đầu tư đơn giản và được nhiều người sử dụng nhất chính là hợp đồng chênh lệch.

Tại thị trường nước ta thì đầu tư vàng lại chiếm hoàn toàn về ưu thế. Mặc dù kim loại platin như đã nói là rất quý hiếm và giá cao. Nhưng do đặc tính bề ngoài tương tự như bạc hoặc vàng trắng. Do đó không được người dân nước ta quan tâm nhiều. Vậy nên, vàng trở thành một kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư Việt. Nhất là trong các thời kỳ kinh tế không ổn định. Mặt khác xu hướng đầu tư vào đồng USD hiện nay tăng cao hơn so với vàng lại càng làm cho giá của Platin bị giảm đi.

Lời kết

bạch kim mang giá trị cao và hiếm nhưng theo lời khuyên của một số chuyên gia thì vẫn nên đầu tư vào vàng hơn. Bởi tính phổ biến của vàng cao hơn nên khả năng lưu thông cũng nhiều hơn. Việc đầu tư tích trữ vàng hay bạch kim đều là các cách giúp cho nhà đầu tư là  phong phú danh mục của mình. Cả hai kim loại này đều bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nên khi quyết định đầu tư vào loại nào thì cũng nên xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến chúng.

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạch kim là gì? Có nên đầu tư vào bạch kim hay không?