Thông thường khi nói đến ngoại tệ thì người ta đều nghĩ đến những loại tiền ở các quốc gia hay lãnh thổ khác hay các loại tiền chúng Châu Âu chẳng hạn. Vậy thì thuật ngữ ngoại tệ trong kinh tế còn có định nghĩa nào khác nữa không? Hôm nay vuachungkhoang sẽ tổng hợp thật kĩ về khái niệm ngoại tệ là gì? Cũng như các tác động và các lưu ý khi dùng ngoại tệ mà chúng ta nên biết. Nếu bạn cũng quan tâm đến chủ đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới này nhé!
Mục lục
Ngoại tệ là gì?
Dịch theo nghĩa đen ngoại là ngoài, tệ là tiền. Ngoại tệ có nghĩa là các đồng tiền ngoài nước hay nước ngoài. Loại tiền này tất nhiên không được phát hành bởi các ngân hàng trung ương trong nước. Loại tiền này có thể được dùng để lưu thông, thanh toán các khoản giao dịch hay mậu dịch trên khắp thế giới.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về thuật ngữ spread trong giao dịch forex
Đặc điểm của ngoại tệ
Ngoài khối liên minh EU có đồng tiền chung là EUR thì những quốc khác đều có đồng tiền riêng của mình. Thế những không phải đồng tiền nào cũng có thể lưu thông được trên thị trường quốc tế. Chí có một số loại như USD, GBP, EUR,… là những ngoại tệ mạnh mố có thể dễ dàng lưu thông hay mua bán được. Vậy thì như thế nào là một đồng ngoại tệ mạnh? Dưới đây là những đặc điểm và tiêu chí dùng để đánh giá:
- Đồng tiền được chấp nhận bởi nhiều quốc ra. Được dùng rộng rãi bởi người dân và nước đó, họ dùng chúng để kinh doanh hay những hình thức thương mại khác cả trong và ngoài nước.
- Đồng tiền đó được phát hành bởi các nhu cầu thương mại. Giống như nhu cầu thương mại mạnh mẽ của Hoa Kì là điều không ai phủ nhận được nên đồng USD của Mỹ không bị từ chối bởi bất cứ quốc gia nào. Hoặc trường hợp khác là đồng EUR, đây là đồng chung của liên minh Châu Âu. Và dĩ nhiên thương mại của khố này cũng cao không kém mạnh Mỹ bao nhiêu nên đồng EUR cũng là một ngoại tệ mạnh.
- Khi một quốc gia có tiềm năng cung ứng tăng cao kéo theo các giá trị xuất khẩu hàng hóa cũng tăng. Vì thế, những nước khác khi muốn mua hàng hóa của quốc gia này thì điều tất yếu là phải dùng chính đồng tiền của quốc gia này. Từ đó, nhu cầu dùng đồng tiền này sẽ tăng lên và được dùng rộng rãi hơn.
Ngoại tệ yếu là gì?
Ngoại tệ yếu ngược lại với ngoại tệ mạnh. Mức nhu cầu và sử dụng phổ biến của chúng rất thấp. Tuy nhiên trên thị trường hối đoái sẽ có mức cung cao. Đồng tiền yếu sẽ phản ánh được tình trạng kinh tế của nước đó ví dụ như sự thâm hụt… Loại này sẽ có mức cung để dùng thanh toán khi nhập khâu hàng nhưng mức cầu lại yếu vì ít hoặc không đủ tiền để mua hàng nhập.
Tham khảo thêm: Tài khoản demo forex giúp gì cho các nhà đầu tư?
Vai trò của ngoại tệ
Vai trò đầu tiên và rõ ràng nhất của ngoại tệ đó chính là giúp phát triển và mở rộng kinh tế hàng hóa. Chúng giống như một thước đo để đo lường giá trị cũng như phương tiện lưu thông. Ngoài ra, trong kinh doanh tiền tệ giúp hạch toán được mức chi phí cũng như kết quả của quá trình kinh doanh.
Vai trò thứ hai của ngoại tệ đó chính là dùng để các nước mở rộng mối quan hệ quốc tế. Giúp xu hướng hội nhập được phát triển ở nhiều lĩnh vực như khoa học, ngân hàng, tài chính,…
Thức ba đó chính là phục vụ cho mục đích của cá nhân hay tổ chức đang sử dụng chúng. Với sự phát triển hiện nay thì mọi mối quan hệ kinh tế hay xã hội đều cầu đến tiền tệ. Chúng dùng để xử lí những sự cố hay ràng buộc phát sinh trong nước và quốc tế.
Làm sao để mua USD từ ngân hàng?
Để mua được ngoại tệ cụ thể là USD từ ngân hàng thì cần các điều kiện sau:
- Mua tại nơi đã được cấp phép để phục vụ cho các nhu cầu công tác, du lịch, chữa bệnh hay thăm viếng tại nước ngoài.
- Nếu là người nước ngoài phải có thu nhập hợp phát tại Việt Nam. Được mua ngoại tệ tại những tổ chức uy tín được cấp phép của nhà nước.
- Các cá nhân cũng được bán ngoại tệ tại các cơ quan cấp phép bởi nhà nước.
Nhiều ngân hàng hiện nay cho phép trao đổi tiền tệ. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có mức tit giá khách nhau. Nên muốn giao dịch trước hết phải tìm hiểu kĩ càng về tỉ giá hay hạn mức của nhân hàng đó.
Tỷ giá ngoại tệ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
Tỷ giá ngoại tệ được hình thành bởi quá trình liên hệ kinh tế lẫn nhau khá phức tạp. Thế nên có rất nhiều yếu tố gây tác động đến tỷ giá như:
- Ảnh hưởng bởi lạm phát. Khi một quốc gia tăng giá thì sức mua sẽ giảm và làm giá đồng tiền đi xuống.
- Việc thay đổi lãi suất của các ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia cũng gây ảnh hương đến tỉ giá. Khi lãi suất của việc thắt chặt chính sách tín dụng tăng thì tỉ giá đồng đó sẽ tăng. Nhưng nếu lãi suất lạm phát tăng thì đồng tiền sẽ giảm.
- Sự ảnh hưởng của cán cân thanh toán. Đồng tiền chỉ tăng nếu cán cân thanh toán của nước đó dương và ngược lại.
- Sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một đất nước. Sức cạnh tranh cao thì tỉ giá tăng và ngược lại.
- Mức giá của các loại nguyên nhiên liệu.
- Tình hình chính trị, chiến tranh hay thiên tai tại các nước.
Lời kết
Ngoại tệ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và tỷ giá của chúng cũng được quy định khác nhau ở mỗi ngân hàng. Vì thế, các bạn nên tìm hiểu rõ hơn các tỷ giá cũng như tin tức thế giới để có thể lựa chọn cho mình một ngân hàng thích hợp nhất!
Tổng hợp: vuachungkhoang.com