Khái niệm và vai trò của nhập khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế

Song song với khái niệm xuất khẩu hàng hóa thì nhập khẩu hàng hóa cũng nhận được nhiều sự quan tâm không kém. Nguyên nhân chính là bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một đất nước. Nhập khẩu giúp tăng nguồn hàng hóa hóa để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng trong nước. Không những thế chúng còn giúp hàng hóa được lưu thông một cách thuận lợi tại nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau. Thế thì nhập khẩu hàng hóa là gì? Có những phương thức và hình thức nhập khẩu nào phổ biến hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc.

Khái niệm nhập khẩu

Tương tự như xuất khẩu thì hoạt động nhập khẩu hàng hóa cũng là một hoạt động kinh doanh, trao đổi hàng hóa diễn ra giữa các quốc gia. Nguyên tắc chính là sự trao đổi ngang giá và có môi giới là tiền tệ. Hoạt động này được thực hiện giữa các tổ chức trong và ngoài nước. Giống như một hệ thống những quan hệ mua bán chứ không phải là hình thức đơn lẻ.

Khái niệm nhập khẩu
Khái niệm nhập khẩu

Lượng nhập khẩu ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Chúng phụ thuộc vào thu nhập của người dân sinh sống tại đây cũng như tỷ giá hối đoái. Nếu người dân ở một đất nước có thu nhập cao thì nhu cầu dùng các sản phẩm nhập khẩu sẽ càng tăng và ngược lại. Đối với trường hợp tỷ giá hối đoái tăng thì các sản phẩm hàng hóa tính bằng nội tệ sẽ tăng. Vì vậy nhập khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng và có khả năng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ giảm theo.

Một số khái niệm khác về nhập khẩu

Nhập khẩu song song: dạng nhập khẩu này thường sẽ không thông qua những đại lí về thương mại. Do vậy, lai lịch và nguồn gốc của loại hàng hóa hàng thường sẽ không được đảm bảo.

Nhập khẩu mậu dịch: dạng nhập khẩu hàng hóa này thường không phục vụ cho mục đích kinh doanh. Là những loại hàng do người đi từ nước ngoài mang về hoặc những du học sinh hay khách nước ngoài.

Nhập khẩu tiểu ngạch: thủ tục của nhập khẩu tiểu ngạch khá đơn giản với chi phí không cao. Vậy nên được khá nhiều người ưa chuộng. Quy trình nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch cũng diễn ra vô cùng dễ dàng. Đó là việc trao đổi hàng hóa giữa những người dân sống gần biên giới. Có thể là quần áo, vải hay các loại nông sản,… Tuy nhiên, hình thức này thường diễn ra với quy mô nhỏ lẻ; không ổn định và tỉ lệ rủi ro cũng khá cao.

Nhập khẩu chính ngạch: cũng tương tự là nhập khẩu hàng hóa của các nước lân cận, liền kề. Nhưng hoạt động này sẽ diễn ra với một quy mô lớn hơn và thông qua cửa khẩu. Phải trải qua các quá trình kiểm duyệt chất lượng nghiêm ngặt hơn. Mức thuế cho nhập khẩu chính ngạch tất nhiên cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với tiểu ngạch. Yêu cầu trước khi được thông quan phải đóng đầy đủ các loại thuế.

Đặc điểm của nhập khẩu

Đặc điểm của nhập khẩu
Đặc điểm của nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa là một lĩnh vực không đơn giản. Chúng phức tạp hơn nhiều so với các hoạt động kinh doanh hay buôn bán thông thường trong nước. Vì vậy, nhập khẩu cũng mang trong mình các đặc điểm riêng biệt như:

  • Hàng hóa được nhập từ nước ngoài về nước phải tuân theo các quy định, quy tắc, các điều luật. Ví dụ như điều ước quốc tế ngoại thương, luật tập quán Thương mại quốc tế hay những quy định của các nước có liên quan.
  • Có nhiều phương thức nhập khẩu trên thị trường. Hình thức giao dịch cũng đa dạng.
  • Phương thức thanh toán phong phú như nhờ thu, hàng đổi hàng hay thư tín dụng,…
  • Những loại tiền tệ được dùng trong các quy trình nhập khẩu hàng hóa đều là các loại có tính quy đổi cao. Bao gồm các loại đồng đô la, đồng bảng Anh, đồng Euro,…
  • Điều kiện cơ sở giao hàng dùng phổ biến nhất là FOB, CIF,… và còn nhiều điều kiện khác nữa.
  • Hoạt động diễn ra ở phạm vi toàn thế giới. Thủ tục thực hiện khá nhiều và thời gian diễn ra cũng không hề ngắn.
  • Muốn kinh doanh nhập khẩu cần đảm bảo những kỹ năng sau: trình độ quản lí; nghiệp vụ về Ngoại thương; các kiến thức về kinh doanh và sự linh hoạt, nhanh nhạy biết nắm bắt thông tin nhanh chóng.
  • Rủi ro tiềm ẩn trong nhập khẩu hàng hóa là rất cao nên bảo hiểm hàng hóa là điều vô cùng cần thiết.

Xem thêm: Tổng hợp những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giá vàng

Vai trò của nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của một nền kinh tế. Có thể kể đến một số vai trò như:

Đáp ứng được các nhu cầu mà người dân trong nước cần. Giải quyết được vấn đề nguồn hàng bị thiếu hụt ở một số quốc gia. Ví dụ, trường hợp có một số mặt hàng mà nước đó không thể sản xuất được. Hoặc có thể sản xuất nhưng với số lượng không đủ để đáp ứng cho người tiêu dùng. Vậy nên việc nhập khẩu vừa có thể giải quyết được nhu cầu tiêu dùng vừa cân bằng được sự phát triển của kinh tế.

Cung cấp nhiều loại hàng hóa giúp thị trường trở nên đa dạng và nhộn nhịp. Người dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho bản thân. Có thể lựa chọn hàng hóa dựa vào mục đích cũng như khả năng của bản thân dễ dàng.

Nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của một nền kinh tế.
Thúc đẩy kinh tế

Tình trạng độc quyền hàng hóa sẽ bị xóa bỏ. Có thể là nhiều thương hiệu sản xuất cùng một loại hàng hóa với các chất lượng khác nhau. Lúc này tình trạng độc quyền sản phẩm cũng như tự cung tự cấp như trước đây cũng bị xóa đi. Tạo ra nhiều cơ hội hợp tác và lợi thế của mỗi quốc gia sẽ được phát triển.

Nhập khẩu hàng hóa tạo sự đa dạng như cũng tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, để không bị thụt lùi các doanh nghiệp sẽ phải tự tìm tòi, nâng cấp máy móc. Cải thiện chất lượng sản phẩm của mình nhằm mục đích giữ chân khách hàng. Vậy nên, có thể nói nhập khẩu giúp các doanh nghiệp trong nước có được cơ hội chuyển mình.

Trình độ sản xuất giữa các quốc gia sẽ được cải thiện. Bởi nhờ vào xuất nhập khẩu các loại máy móc tiên tiến được trao đổi. Nhiều quốc gia được tiếp cận với các công nghệ mới.

Những hình thức nhập khẩu hàng hóa thường gặp

Nhập khẩu hàng hóa có nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là năm hình thức được dùng phổ biến nhất:

Nhập khẩu trực tiếp: hai bên mua bán trực tiếp thực hiện giao dịch với nhau mà không cần bên thứ ba.

Nhập khẩu ủy thác: quy trình nhập khẩu hàng hóa ủy thác gồm chủ hàng sẽ thông qua đơn vị thứ ba. Đơn vị này sẽ đại diện và thay mặt họ thực hiện nhập khẩu với một hợp đồng ủy thác. Hình thức này được các doanh nghiệp có vốn muốn nhập hàng nhưng không được thực hiện trực tiếp. Hay gặp các vấn đề, khó khăn đối với bên xuất hàng.

Buôn bán đối lưu: thông thường hình thức này được dùng trong trường hợp mua bán với Chính phủ của một số nước đang phát triển. Cụ thể, các loại hàng hóa hay dịch vụ của nước này sẽ được trao đổi tương đương với hàng hóa hay dịch vụ của nước khác.

Tạm nhập tái xuất: các thương nhân Việt Nam sẽ nhập tạm thời các hàng hóa về. Tiếp sau, sẽ thực hiện xuất lô này sang một nước khác.

Nhập khẩu gia công: hình thức này được thực hiện khi một bên nhận gia công nhập các nguyên vật liệu từ một người thuê ở ngoài nước. Sau đó, gia công theo yêu cầu đã kí trong hợp đồng.

Lời kết

Bài viết đã tổng hợp tương đối các thông tin cơ bản về nhập khẩu hàng hóa như khái niệm nhập khẩu hàng hóa là gì, các hình thức nhập khẩu… Hi vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đọc đã hiểu rõ và không còn hoang mang về khái niệm này nữa.

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

1 thoughts on “Khái niệm và vai trò của nhập khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế

  1. Pingback: Khái niệm và vai trò của nhập khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khái niệm và vai trò của nhập khẩu hàng hóa đối với phát triển kinh tế