Sàn XM có lừa đảo không? Có nên đầu tư vào sàn giao dịch này không?

Sự xuất hiện hàng loạt sàn giao dịch Forex hiện nay đã làm nhiều nhà đầu tư bối rối. Không biết chọn sàn nào cho phù hợp và có độ uy tín cao. Một sàn giao dịch uy tín phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chí khác nhau. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các nhà đầu tư thêm một sàn giao dịch được sự quan tâm của các trader đó là sàn XM. Được biết sàn hiện đã thu hút được số lượng lớn người dùng, con số đã lên đến 1500000 khách hàng. Vậy sàn XM là gì? Cách thức sàn hoạt động như thế nào? Cùng đọc bài viết bên dưới này nhé!

Sàn XM là sàn gì?

Sàn XM là sàn gì?
Sàn XM là sàn gì?

Sàn XM được thành lập vào năm 2009, đây là một công ty đầu tư quốc tế. Người dùng của XM trải dài trên 196 quốc gia khác nhau cùng 1500000 người tham gia đăng kí tài khoản. Sàn đã hỗ trợ khách hàng các quốc gia với số ngôn ngữ trên website của mình là 30 ngôn ngữ. Trading Point Holdings Ltd là tổ chức sở hữu XM. Chỉ trong vỏn vẹn 10 năm những thành tựu mà sàn dành được rất đáng ngưỡng mộ. Cụ thể, đã có khoảng 1,4 tỷ giao dịch thành công mà không có từ chối lệnh; quan hệ đối tác phát triển với 120 thành phố trên thế giới; số lượt truy cập trên 5 triệu – một số lượng khủng mỗi tháng trên website.

Sàn XM đã được cấp phép CySEC tại Síp và vào năm 2015 đã được cấp giấy phép ASIC tại Australia. Đây được xem là hai loại giấy phép uy tín hàng đầu trên thế giới. Được hai cơ quan này cấp phép phải trải qua rất nhiều sự bảo chứng và thực sự không đơn giản. Bên cạnh đó, sàn còn nhận được nhiều giấy phép khác ở những quốc gia khác như FCA ở Anh; BaFIN ở Đức; CNMV ở Tây Ban Nha; CONSOB ở Ý; MNB ở Hungary; FIN ở Phần Lan; KNF ở Ba Lan; FI ở Thụy Điển.

>>Tìm hiểu thêm về sàn giao dịch Alpari

Những loại tài khoản mà sàn XM cung cấp

Những loại tài khoản mà sàn XM cung cấp
Những loại tài khoản mà sàn XM cung cấp

Hiện tại sàn cung cấp ba loại tài khoản khác nhau bao gồm:

Tài khoản XM Micro

Đây là một loại tài khoản dành cho những bạn trader mới tham gia. Giúp rèn luyện những kĩ năng và kinh nghiệm khi tham gia giao dịch trên hệ thống. Bởi tài khoản Micro sẽ có kích thước lot không lớn bằng tài khoản tiêu chuẩn. Mỗi lot của tài khoản này chỉ bằng khoảng 0.01 lot bên tài khoản tiêu chuẩn mà thôi. Ngoài vai trò giúp các nhà đầu tư mới rèn luyện thì đây cũng là tài khoản thích hợp để chạy các thử nghiệm EA. Không cần sử dụng quá nhiều tiền để thử nghiệm nên rủi ro gặp phải cũng không đáng lo ngại.

Tài khoản Standard

Tài khoản này sẽ tương đương như tài khoản tiêu chuẩn ở những sàn giao dịch khác. Số tiền gửi tối thiểu sẽ là 5 đô – đây là số tiền nhỏ nhất mà các sàn có thể cũng cấp cho người dùng. Spread cũng chỉ từ 1.0 pip và được miễn phí phí hoa hồng. Đặc biệt mức đòn bẩy mà bạn nhận được từ sàn là rất cao 1:888 đối với dưới 20000 đô. Tài khoản Standard sẽ phù hợp với các nhà giao dịch chuyên nghiệp trên sàn XM Forex hơn.

Tài khoản Ultral Low

Tài khoản này có mức đánh giá khá cao khi được sàn XM dùng để cạnh tranh với sàn khác có spread vô cùng thấp. Với tài khoản này spread chỉ từ 0.6 pip và người dùng cũng được miễn phí phí hoa hồng. Mức đòn bẩy nhận được cũng rất cao đối với tài khoản dưới 20000 đô là 1:888. Còn trên 20000 đô sẽ là 1:100 – 1:200.

Sàn XM có uy tín hay không?

Sàn XM có uy tín hay không?
Sàn XM có uy tín hay không?

Sàn XM Forex đã đưa ra rất nhiều chiến lược Marketing và đã vô cùng thành công với những chiến lược này. Tuy nhiên, sàn XM về cơ bản vẫn mang rất nhiều điểm bất cập như sau:

  • Việc đưa ra con số khớp lệnh cực kì cao nhưng lại không đưa ra cụ thể sàn đang sử dụng loại công nghệ gì để thực hiện. Vì vậy, đây cũng chỉ là những con số mà sàn tự nêu lên và không được kiểm chứng bởi bất kì ai. Vì vậy, để mang tính thuyết phục cao hơn thì hi vọng XM sẽ đưa ra những giải thích cụ thể hơn trong tương lai.
  • Bản chất hoạt động của sàn XM không được nói rõ là đi theo dạng nào như Market Maker, STP hay ECN. Nguyên nhân là phí hoa hồng ở tài khoản Ultral Low lại được miễn phí tỏng khi có spread vô cùng mạnh. Theo nguyên tắc cơ bản thì lệnh của những nhà đầu tư sẽ được đưa trực tiếp vào ngay thị trường. Nên sàn sẽ chỉ thu hoa hồng và không can thiệp vào số spread. Tuy nhiên, ở sàn XM lại không thu phí hoa hồng. Việc này không rõ là XM muốn tiếp cận khách hàng hay có ý đồ nào khác.

Ngoài những điểm bất cập trên thì không thể không thừa nhận sự cố gắng tích cực phát triển và cải thiện chất lượng để phục vụ của khách hàng của sàn XM Forex. Một hành động động tiêu biểu để chứng minh điều này là sàn đã cho thanh toán bằng ngân lượng để giúp khách hàng được nạp rút thoải mái hơn.

Lời kết

Trên thực tế, thì bất cứ một sàn giao dịch nào cũng có cho mình những ưu điểm và những hạn chế riêng. Việc lựa chọn sàn nào còn phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích và sự hiểu biết của các nhà đầu tư. Vậy nên, sàn XM tuy là vẫn còn một vài điểm hạn chế chưa giải thích được. Những không thể phủ nhận những thành quả mà sàn đã làm được trong những năm qua.

Vừa rồi, vuachungkhoang đã đưa ra những thông tin liên quan về sàn XM là gì? Và những ưu nhược điểm mà sàn XM có được. Hi vọng các nhà đầu tư sẽ cân nhắc và chọn được cho mình một sàn giao dịch Forex phù hợp.

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sàn XM có lừa đảo không? Có nên đầu tư vào sàn giao dịch này không?