Bearish là gì? Làm sao để giao dịch được hiệu quả tại thị trường forex

Thuật ngữ Bearish dùng để biểu thị cho một xu hướng giảm. Đối với các nhà đầu tư chứng khoán họ sẽ không thích và không mong muốn xuất hiện Bearish. Bởi khi xu hướng giảm thì giá trị khoản đầu tư cũng bị kéo giảm theo. Nhưng ngược lại với những trader giao dịch forex dù xu hướng có tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng mấy đến tâm lí của họ. Bởi dù xu thế nào xuất hiện thì họ vẫn có cơ hội kiếm được lợi nhuận. Để hiểu sâu hơn về Bearish là gì mời các nhà đầu tư theo dõi bài viết bên dưới.

Bearish là gì?

Bearish là gì?
Bearish là gì?

Bearish (bearish markets) là một thị trường có giá giảm sẽ ngược hoàn toàn với thị trường Bullish mà chúng ta tìm hiểu ở bài tiếp theo, những tài sản hay toàn bộ thị trường đều có xu hướng giảm xuống dưới mức trung bình. Tình trạng này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian và với khối lượng khá lớn. Giai đoạn bắt đầu xuất hiện Bearish chính là thời điểm giá cả bị giảm khoảng 20% so với mức cao nhất với một khoảng thời gian dài. Các nhà đầu tư lúc này sẽ xuất hiện tâm lí bi quan. Vì vậy, họ sẽ bán tháo số tài sản của mình để ngăn lỗ và chốt lời. Lượng bán ra quá nhiều trên thị trường sẽ làm cho giá cả càng đi xuống thấp hơn.

Người ta dùng hình tượng con gấu để nói về xu hướng này là dựa vào đòn tấn công của chúng. Bình thường khi tấm công kẻ địch, gấu có xu hướng giáng đòn theo chiều từ trên cao xuống với lực mạnh mẽ. Bên cạnh thể hiện tình hình thị trường thì Bearish còn thể hiện cho sự giảm sút của một loại tài sản hay ngành nghề hoặc là toàn bộ một thị trường thuộc lĩnh vực nào đó.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về copy trade. Có nên giao dịch bằng copy trade hay không?

Các loại Bearish

Bearish được chia làm ba loại: ngắn hạn, dài hạn và toàn thị trường hay toàn ngành. Cụ thể:

Bearish ngắn hạn

Là những đợt giá giảm giá xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn chỉ vài phút, vài giờ hoặc chỉ vài ngày. Đây có thể chỉ là một đợt điều chỉnh giá trong xu hướng tăng. Các dự đoán về Bearish ngắn hạn thường đươc các nhà đầu tư dựa vào những phân tích biểu đồ. Hoặc cũng có thể là do tâm lý bị một sự kiện kinh tế nào đó ảnh hưởng. Và sự kiện này tác động làm giá cả bị giảm đi trong một thời gian ngắn.

Bearish dài hạn

Các đợt giảm giá sẽ xuất hiện và kéo dài trong vài tuần, vài tháng hoặc dài hơn là vài năm. Dù trong quá trình giá giảm có đôi khi sẽ tăng nhưng xu hướng chung vẫn là giảm. Ở thi thị trường chứng khoán khi thị trường Bearish kéo dài sẽ làm tâm lí người giao dịch bất ổn. Họ sẽ bị mất niềm tin vào kết quả của quá trình kinh doanh ở tương lai. Nguyên nhân là do những tin tức hay sự kiện kinh tế tác động tiêu cực hoặc cho rằng giá cổ phiếu của công ty đang quá cao.

Còn ở thị trường forex, bất kì một sự kiện hay tin tức xấu về chính trị kinh tế của một đất nước đều sẽ làm cho các trader đánh giá đồng tiền của đất nước đó sẽ giảm. Lúc này sức bán ra sẽ nhiều hơn sức mua và làm cho giá xuống thấp hơn nữa.

Bearish toàn thị trường, ngành

Với chứng khoán Bearish sẽ được biểu hiện bằng chỉ số chứng khoán
Với chứng khoán Bearish sẽ được biểu hiện bằng chỉ số chứng khoán

Với chứng khoán Bearish sẽ được biểu hiện bằng chỉ số chứng khoán. Ví dụ, người ta nói trong năm vừa rồi chỉ số VN Index giảm liên tục thì tức là chứng khoán Việt Nam trong năm vừa qua là một thị trường Bearish. Đối với kinh tế, Bearish sẽ chỉ các xu hướng tiêu cực đi xuống như tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất hay lạm phát,…

Những đặc điểm và biểu hiện

Cấu trúc của xu hướng tăng hoặc giảm sẽ luôn có ba phần bắt đầu, bùng nổ và cuối cùng là suy thoái. Và cấu trúc của Bearish cũng vậy:

  • Giai đoạn bắt đầu: mức độ đi xuống và giảm giá ở giai đoạn này không cao. Thị trường sẽ vừa tích lũy và giảm nhẹ nhàng để chuẩn bị đà cho một quá trình giảm mạnh. Đây là giai đoạn xuất hiện sau một xu hướng tăng dài hạn trước đó. Hoặc có thể sau một đợt tích lũy ngang và thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn.
  • Giai đoạn bùng nổ: nếu ở giai đoạn bắt đầu các nhà đầu tư chỉ dám bán ít và có tâm lí dè chừng. Thì ở giai đoạn này khi đã đủ niềm tin về một thị trường Bearish thì sức bán sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Giá lúc này sẽ bị kéo xuống nhanh và sâu hơn. Trường hợp giá giảm quá nhanh thì thời gian diễn ra cũng nhanh. Và giá giảm một cách vừa phải thì thời gian kéo dài cũng sẽ lâu hơn.
  • Giao đoạn suy thoái: sau thời gian bùng nổ thì giá sẽ giảm chậm lại và giảm dần. Đến một thời điểm lực mua tăng lên và cao hơn. Lúc này thị trường chính thức đảo chiều đi lên.

Đặc điểm của Bearish

Để nhận dạng một thị trường Bearish người ta thường dựa vào các phân tích kỹ thuật thông qua những hành vi giá. Và các hành vi này sẽ mang những đặc điểm sau:

  • Đáy và đỉnh mới thấp hơn sẽ liên tục được tạo ra.
  • Bearish sẽ là một đợt giảm liên tục và xem giữa là những đợt điều chỉnh giá có thể tăng nhẹ. Nhưng việc tăng giá này không làm mất đi cấu trúc của xu hướng.
  • Động lực giảm giá sẽ vô cùng mạnh mẽ và giảm cao hơn sau những đợt điều chỉnh.

Biểu hiện

Bên cạnh các đặc điểm về hành vi giá, Bearish còn có một số những biểu hiện sau đây:

  • Nhu cầu bán sẽ luôn cao hơn nhu cầu mua.
  • Đối với trader chứng khoán thì thị trường này sẽ gây ra sự bi quan. Ngược lại, với thi trường forex thì không ảnh hưởng gì đến tâm lí nhà đầu tư.
  • Thị trường xảy ra mang theo những thay đổi tiêu cực của kinh tế như lạm phát, biểu itfnh, thất nghiệp,…
  • Nhận được sự quan tâm của truyền thông và tin tức tài chính.

Chiến lược giao dịch trên thị trường forex hiệu quả

Chiến lược giao dịch trên thị trường forex hiệu quả
Chiến lược giao dịch trên thị trường forex hiệu quả

Để có thể giao dịch hiệu quả thì điều quan trọng nhất là giao dịch theo chiều xu hướng. Các bước để giao dịch bao gồm:

Bước 1: Chọn công cụ và phương pháp phù hợp để nhận diện được thị trường Bearish. Có thể nhận diện bằng những chỉ báo kỹ thuật hay price action.

Bước 2: thao tác vào lệnh. Nắm bắt thời điểm vào lệnh ở những đợt điều chỉnh hoặc pullback. Thời điểm thích hợp nhất chính là ngay khi kết thúc đợt điều chỉnh. Để xác định được thời gian điều chỉnh giá có thể dùng đường trung bình động, đường trendline hoặc mô hình nến đảo chiều.

Bước 3: Cắt lỗ. Đây là một bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua trong các giao dịch tài chính.

  • Đặt cắt lỗ ngay trên đường trung bình động hoặc trendline nếu vào lệnh bằng đường MA hay trendline.
  • Nếu là mô hình nến đảo chiều thì thường sẽ ngay trên điểm có giá cao nhất. Nhưng còn tùy thuộc vào mỗi mô hình nến thì sẽ có cách đặt stop loss khác nhau.

Bước 4: Chốt lời. Nhà đầu tư có thể thực hiện chốt lời bằng tín hiệu đảo chiều xu hướng. Cụ thể là mô hình nến đảo chiều, giá cắt MA hoặc trendline theo chiều từ dưới lên. Hoặc khi đạt được lợi nhuận mong muốn.

Lời kết

Mong rằng với những gì vuachungkhoang chia sẻ ở trên, các nhà đầu tư đã nắm được Bearish là gì và các đặc điểm nổi bật của Bearish. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác về đầu tư forex thì hãy vào trang chủ của chúng tôi nhé!

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

1 thoughts on “Bearish là gì? Làm sao để giao dịch được hiệu quả tại thị trường forex

  1. Pingback: Bearish là gì? Làm sao để giao dịch được hiệu quả tại thị trường forex – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bearish là gì? Làm sao để giao dịch được hiệu quả tại thị trường forex