ICM Trading là gì? Có phải ICM Trading lừa đảo không?

Theo tìm hiểu thì ICM Trading  là một trong những nhà môi giới có cho mình rất nhiều loại giấy phép của nhiều cơ quan uy tín lớn trên toàn cầu. Có lẽ đây là cái tên được khá nhiều nhà đầu tư chú ý đến bởi đã có thời gian hoạt động đã hơn 13 năm. Một tuổi đời khá dài đối với một sàn môi giới.

Để giúp trader hiểu hơn về sàn giao dịch này, vuachungkhoang đã tổng hợp các thông tin liên quan như ICM là gì; giấy phép hoạt động; lịch sử hình thành; những loại tài khoản mà ICMTrading cung cấp; các sản phẩm; nền tảng giao dịch hay sàn ICM Trading lừa đảo không… Mời các nhà đầu tư cùng theo dõi ngay bài viết nhé!

Giới thiệu tổng quan về sàn ICM Trading

Được biết trụ sở của Công ty Môi giới chứng khoán ICM hay ICM Capital nằm tại Port Vila, Vanuatu. Còn văn phòng dịch vụ khách hàng được đặt tại Dubai, UAE. Sàn ICM Trading nằm dưới sự quản lý của cơ quan VFSC – Uỷ ban dịch vụ Tài chính  Vanuatu. Đồng thời cũng được cấp phép bởi cơ quan tài chính này. Sàn hoạt động với những công cụ phái sinh tiền tệ, cổ phiếu và cả hàng hóa.

Giới thiệu tổng quan về sàn ICM Trading
Giới thiệu tổng quan về sàn ICM Trading

Thị trường hoạt động rộng rãi trên 20 quốc gia khác nhau. Và mục tiêu chính mà nhà môi giới này đặt ra chính là trở thành một sàn dẫn đầu về dịch vụ thực hiện, bù trừ thanh toán cho những công cụ OTC. Ví dụ như forex giao ngay, các kim loại quý, hợp đồng CFD hay những hợp đồng tương lai.

Được xuất hiện tại Luân Đôn năm 2009, ICM Trding luôn cam kết rằng sẽ đảm bảo được tiêu chuẩn cao nhất cộng với sự nghiêm ngặt về nội quy. Đây cũng chính là điểm cốt lõi mà ICMTrading đang cố găng xây dựng và duy trì đến hiện tại. Tính đến thời điểm hiện tại, sàn đã có được 14 văn phòng thuộc các khu vực khác nhau như châu Âu, châu Phi, châu Mỹ LaTinh, Trung Đông và châu Á.

Vậy nên, việc giao dịch tại sàn sẽ được cung cấp những điều kiện tốt nhất. Với tốc độ thao tác nhanh cùng mức chênh lệch thấp. Những dịch vụ và nền tảng tại đây cũng được cung cấp minh bạch và mang đến những trải nghiệm an toàn cho người tham gia. Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội như vậy nhưng vẫn có nhiều tin đồn ICM Trading lừa đảo. Vậy để biết sự thật có đúng như vậy không thì mời trader cùng xem tiếp các thông tin tiếp theo.

Giấy phép của ICM Trading

ICM Trading đã đăng ký kinh doanh và được cấp phép tại nước Anh và Wales với số đăng ký 07101360. Bên cạnh đó sàn cũng được FCA quản lý và nhiều cơ quan quản lý có thẩm quyền khác nhau trên thế giới.

Đặc biệt, công ty môi giới này cam kết với nhiều chính sách như AML, KYC, chống lại những hoạt động khủng bố hay rửa tiền. Những khách hàng tham gia vào sàn giao dịch này đều có nhiệm vụ phải thực hiện xác minh tài khoản trước khi giao dịch tại ICMTrading.

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp ghi vấn sàn Pocinex lừa đảo

Mức độ an toàn và chính sách bảo vệ mà ICM dành cho khách hàng

Một trong những tiêu chí để xem xét xem ICM Trading lừa đảo hay không chính là dịch vụ khách hàng cũng như các chính bảo vệ quyền lợi của người đầu tư. Khách hàng tham gia vào ICM sẽ nhận được dịch vụ bồi thường FSCS với số tiền lên đến 50000 Bảng Anh nếu như xảy ra trường hợp sàn ICM Trading bị phá sản hoặc không còn khả năng thanh toán.

Cụ thể các chính sách như sau:

Chính sách tách biệt tài khoản

Bất kì ai tham gia vào sàn giao dịch ICM đều sẽ được hưởng chính sách bảo hiểm này. Cụ thể là số tiền mà người dùng nạp vào sàn để giao dịch sẽ được giữ ở một tài khoản riêng. Nó sẽ hoàn toàn không dính dáng gì tới tài khoản hay bất kì tài sản nào của nhà môi giới.

Như vậy có thể chứng minh được quá trình quản lý tài khoản của sàn là rất rõ ràng và minh bạch. Đồng thời cũng tránh được tình trạng bị đánh ngược lệnh của một số sàn không có chính sách tách riêng tài khoản này.

Chính sách bảo hiểm

Những nhà đầu tư thuộc Anh Quốc đều sẽ được quỹ FSCS bảo vệ với quỹ bồi thường lên đến 50000 bảng Anh.

Nhờ vậy, thì dù có xảy ra trường hợp tính thanh khoản bị mất  hay sàn phá sản thì nhà đầu tư đều sẽ nhận được một khoảng bồi thường. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư tại nước nào cũng nhận được bảo hiểm này mà chỉ có nhà đầu tư tại Anh mới được hưởng.

Bên cạnh đó, MT4 chính là nền tảng mà sàn môi giới này sử dụng. Đây là một nền tảng vô cùng nổi tiếng và được nhiều sàn cũng như nhà đầu tư sử dụng rộng rãi trên thị trường. Do vậy người dùng có thể an tâm một phần về tính bảo mật và an toàn của nền tảng.

Chưa dừng lại ở các chính sách bảo vệ nhà đầu tư và độ bảo mật của nền tảng. ICM Trading còn nhận được rất nhiều giải thưởng lớn tiêu biểu là Giải thưởng Best Institutional Forex Provider năm 2018; giải thưởng Best Forex Brokers năm 2019; giải thưởng Most Trusted Forex Brokers Middle East năm 2020; giải thưởng MEA Markets – UAE Business Awards năm 2021,…

Các sản phẩm

Hiện các sản phẩm được cung cấp tại sàn bao gồm 34 cặp forex, những dòng kim loại, CFDs, cổ phần,… Cụ thể gồm các sản phẩm sau đây:

  • Ngoại hối
  • Chứng khoán Mỹ
  • Kim loại quý
  • Chỉ số
  • Năng lượng tương lai
  • Chứng khoán ICM
  • Cổ phiếu
  • Phí qua đêm
  • Điều khoản hợp đồng
  • Cryptocurrencies CFD.

Các loại tài khoản

Khi tham gia sàn ICM Trading các nhà đầu tư có thể tham khảo các dòng tài khoản sau đây:

Tài khoản giao dịch

Những tổ chức, công ty và các thương nhân bán lẻ chính là nhóm khách hàng mà ICM đang hướng tới. Đây là tài khoản yêu cầu tiền nạp ít nhất từ 200 đô. Mức này sẽ cao hơn so với một số sàn giao dịch thông thường khác.

Tài khoản tiêu chuẩn ICM

Loại tài khoản này được cung cấp cho những khách hàng của ICM Trading đang sinh sống bên ngoài khu vực châu Âu và Trung Quốc. Với tài khoản này trader được cung cấp quyền truy cập những giao dịch vào các sản phẩm. Mức chênh lệch của tài khoản này thường sẽ dao động trong khoảng 1 đến 4 pips. Mọi nhà đầu tư đều có thể tham gia swap tự do.

Tài khoản trực tiếp ECN

Đây là loại tài khoản sử dụng được với tất cả các trader dù đang sinh sống ở nơi nào trên thế giới trừ Hoa Kỳ. Tài khoản cũng cung cấp trực tiếp quyền truy cập cho những trader chuyên nghiệp vào những sản phẩm mà sàn cung cấp. Mức chênh lệch cũng tương tự như tài khoản tiêu chuẩn ở trên là 1 đến 4 pips.

Khi tham gia giao dịch trên nền tảng ECN nhà đầu tư sẽ còn được hưởng mức chênh lệch cao hơn. Đồng thời có thể được giảm mức swap xuống. Chưa kể tài khoản này không thu phí hoa hồng của người tham gia.

Bên cạnh 3 loại tài khoản chính trên thì ICMTrading còn hỗ trợ thêm cho khách hàng tài khoản demo miễn phí. Nhà đầu tư sẽ được tìm hiểu các kiến thức cơ bản nhất khi mở tài khoản này. Vì đây chỉ là tài khoản để tập trade nên không dùng tiền thật và cũng không rút được tiền. Và một điều cần lưu ý nữa là tài khoản demo sẽ có hạn dùng trong 30 ngày kể từ lúc đăng ký. Nhưng nếu muốn dùng tiếp thì avãn có thể mở tải khoản khác trên ICM Access.

Xem thêm: Tìm hiểu sàn quyền chọn nhị phân Deniex đã lừa đảo khách hàng như thế nào?

Nền tảng giao dịch

Nền tảng giao dịch được cung cấp khá đa dạng với 4 loại là MT4, MT5, cTrader và nền tảng chứng khoán ICM. Cùng tìm hiểu rõ hơn các nền tảng bên dưới đây:

Nền tảng MT4, MT5

Những ai quan tâm đến thị trường tài chính thì chắc đã quen thuộc với hai nền tảng MT4 và MT5. Chúng được xem như là nền tảng quốc dân tại thị trường ngoại hối. MT5 mới ra đời và là đời sau của MT4. Một số tính năng đặc biệt được cung cấp như:

  • Các giao dịch tự động thực hiện.
  • Hỗ trợ và cung cấp cho người dùng những gói phân tích kỹ thuật.
  • Thực hiện việc quản lý tài khoản với phong phú các loại tiền tệ khác nhau.
  • Và còn rất nhiều tính năng bổ sung khác mà các trader có thể khai thác thêm tại hai nền tảng này.

Nền tảng chứng khoán ICM

Nền tảng này được dùng cho các giao dịch webtrader. Được thực hiện ở ứng dụng độc quyền của ICM trên điện thoại. Đặc biệt ứng dụng này chỉ cho phép người dùng thực hiện các giao dịch với cổ phiếu.

Nền tảng cTrader ICM

Ngoài 3 nền tảng vừa được nhắc ở trên thì ICM Trading còn cung cấp thêm nền tảng cTrader cho người dùng. Có thể thực hiện các giao dịch với sản phẩm hợp đồng có kì hạn. Các trader sẽ được tiếp cận với các biểu đồ, những công cụ phân tích chuyên sâu. Và những phương pháp đặt lệnh đa dạng. Chưa hết, nền tảng này còn giúp các trader được tối ưu các mức phí chênh lệch và phí hoa hồng.

Các loại phí hoa hồng, spread và đòn bẩy tại ICM Trading

Hiện sàn cung cấp mức đòn bẩy cao nhất là 1:400. Với các khách hàng chuyên nghiệp sẽ được giới hạn mức đòn bẩy ở 1:100. Các mức này khá phù hợp và các trader có thể giao dịch với số vốn thấp nhất.

Mức chênh lệch và phí hoa hồng sẽ có sự thay đổi giữa các tài khoản. Ví dụ như ICM Direct sẽ có mức chênh lệch  là 1.3 pips. Còn ICM zero sẽ có mức chênh lệch là 0.9 pips.

Cách đăng ký tài khoản sàn ICM Trading

Muốn tham gia vào các giao dịch tại ICM Trading thì điều đầu tiên cần làm chính là đăng ký tài khoản tại sàn. Cho dù bạn là người mới tham gia hay là người đã có kinh nghiệm. Bởi có tài khoản thì mới có thể bắt đầu giao dịch ở thị trường toàn cầu được.

Các bước đăng ký tài khoản ICMTrading bao gồm:

  • Bước đầu tiên là đăng ký tại trang chủ của sàn. Cần hoàn thành các thông tin cá nhân mà trang yêu cầu. Đặc biệt là CCCD cần phải kiểm tra chính xác.
  • Tiếp theo là thực hiện xác minh hồ sơ bằng cách tải ảnh CCCD cộng với cập nhật và xác nhận đại chỉ đang sinh sống.
  • Khi đã xác minh xong người dùng có thể nạp tiền vào để thực hiện các giao dịch mong muốn.
  • Có thể bắt đầu thực hiện giao dịch với những sản phẩm mà sàn cung cấp đã kể trên.

Hướng dẫn nạp rút tại sàn ICM Trading

Hướng dẫn nạp rút tại sàn ICM Trading
Hướng dẫn nạp rút tại sàn ICM Trading

Sàn chỉ hỗ trợ nạp rút với thẻ Mastercard độc quyền sở hữu nhiều lợi ích cũng như chiết khấu hấp dẫn. Thẻ sẽ cung cấp những dịch vụ và công cụ thanh toán linh hoạt. Các nhà đầu tư có thể giao dịch cả trực tuyến và ngoại tuyến đều được. Đặc biệt, loại thẻ này không cần phải mở tài khoản ngân hàng.

Cách đăng ký thẻ Mastercard ICM

Nếu bạn đã là khách hàng của sàn thì chỉ cần thực hiện các bước đăng ký thẻ như sau:

  • Vào ICM Access để chọn vào Đăng ký Mastercard.
  • Thực hiện điền các thông tin trong đơn để đăng ký. Đồng thời điền địa chỉ để nhận thẻ khi chuyển phát gửi đến.
  • Khi tiếp nhận được sàn sẽ xem xét đơn mà bạn đã đăng ký.
  • Tiếp theo sẽ thực hiện xét duyệt. Lưu ý bạn sẽ là người trả phí kích hoạt thẻ. Cuối cùng là ICM sẽ gửi cho thẻ cho bạn vào địa chỉ đã điền trước đó.

Còn trong trường hợp bạn là người mới thì hãy thực hiện theo những bước sau:

  • Thực hiện đăng ký tài khoản
  • Điền thông tin đăng ký tài khoản
  • Cung cấp thông tin về giấy tờ tùy thân để thực hiện việc xác minh.

Nạp/ rút tiền

Khi đã đăng ký thành công thẻ Mastercard ICM. Người dùng cần thực hiện nạp tiền vào trong thẻ mới có thể tham gia các giao dịch được.

Việc nạp tiền được thực hiện thông qua các dịch vụ nạp thẻ trên ứng dụng. Hoặc có thể thực hiện thông qua chuyển tiền vào thẻ Mastercard nội và ngoại địa như MoneyGram; những evoucher hay dịch vụ NFC,… Thời gian cho lần nạp tiền đầu tiên sẽ mất nhiều nhất là một ngày.

Việc rút tiền cũng khá đơn giản đối với sàn giao dịch ICM Trading. Tương tự chỉ cần đăng nhập vào trong hệ thống ICM Access chọn Withdrawal để rút tiền. Và thời gian để rút tiền về thẻ cũng mất khoảng 1 ngày.

Các khuyến mãi từ sàn ICM Trading

Nổi bật nhất phải nhắc đến chính là chương trình Bonus 10% có tên “Từ tín dụng thành tiền mặt”. Chương trình này sẽ được áp dụng với các trader thuộc UK hoặc Europe của ICM. Và với các nhà giao dịch thực hiện mở tài khoản trực tiếp trên nền tảng MT4 đều sẽ được hưởng mức ưu đãi này.

Muốn nhận được khuyến mãi này, các nhà đầu tư cần đáp ứng những điều kiện cũng như các yêu cầu sau đây:

  • Với lần nạp đầu tiên phải tối thiểu là 1000 USD.
  • Trong vòng hai ngày làm việc số tiền thưởng sẽ được gửi vào tài khoản.
  • Khi đạt đủ số lượng lot giao dịch mới được nhận Bonus 10%.
  • Phí cho việc rút tiền thưởng sẽ là 10%
  • Mỗi tài khoản được phát hành tối đa là 1000 USD
  • Tất cả các giao dịch đóng lệnh hay đóng tất cả lệnh đều sẽ không được tính bonus.

Chính sách hỗ trợ của sàn

Bên chăm sóc khách hàng của ICM Trading được đánh giá khá tốt. Cùng nhận định rõ hơn với những thông tin sau đây:

Hỗ trợ về đào tạo

Được biết ICM sẽ cung cấp đến cho những khách hàng những công cụ giao dịch thực hiện bằng máy tính cho các giao dịch điểm và pips. Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng có thể liên tục cập nhật thông tin và tin tức mỗi ngày. Và nội dung của những tin tức đó sẽ được Trading Central là một bên thứ ba phân tích và cung cấp tình hình.

Ở những tài khoản trực tiếp, mỗi ngày sẽ được nhận một bản tin. Các nhà đầu tư đều được truy cập để nhận những chỉ báo tại cổng thông tin đó. Tóm lại, điểm khiến cho ICM khác biệt đó chính là sở hữu một hệ thống nghiên cứu môi giới. Với chức năng và nhiệm vụ là cung cấp những thông tin về các sản phẩm được xếp hạng tốt nhất.

Hỗ trợ khách hàng

Hiện có rất nhiều ngôn ngữ được hỗ trợ tại trang chủ của ICM trong đó cũng có cả tiếng Việt. Đội ngũ giải đáp thắc mắc của sàn cũng hoạt động từ 6 sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày. Hoặc các nhà đầu tư có thể liên hệ hỗ trợ thông qua các kênh mạng xã hội như hotline, FB, zalo, livechat,…

Sàn ICM Trading lừa đảo hay uy tín?

Về cơ bản thì sàn ICM Trading là một sàn khá uy tín với rất nhiều giấy phép hoạt động được cung cấp như đã đề cập ở trên. Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng rất tốt. Khi mỗi khu vực sẽ hỗ trợ một số hotline khác nhau. Các tài khoản cũng được cung cấp theo khu vực và với nhiều mức độ khác nhau với mục đích nâng cao tính tương thích hơn. Tuy nhiên, nhìn chung đây là sàn thích hợp hơn với các nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm giao dịch và chuyên nghiệp hơn.

Đọc thêm: Tầm quan trọng của chỉ số DJ Future (Dow Jones Future)

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của ICM Trading

Về ưu điểm:

  • Không bị hoán đổi tài chính
  • Có nhiều tùy chọn tài trợ hợp lý
  • Sử dụng nền tảng MT4 cho cả thiết bị di động và máy tính

Về hạn chế:

  • Chi phí giao dịch còn khác cao so với mặt bằng
  • Trò chuyện trực tuyến còn hỗ trợ chưa nhanh
  • Các công cụ và tài nguyên để giao dịch còn bị giới hạn với phạm vi nhất định.

Tạm kết

Theo các thông tin ở trên và nhận định của chúng tôi thì sàn ICM Trading là nơi cung cấp dịch vụ ngoại hối uy tín và giao dịch trên toàn cầu. Có công nghệ giao dịch ổn định và bảo mật. Đây là một sàn có thể tin cậy được. Do đó, các nhà đầu tư có thể cân nhắc và tham gia thử trải nghiệm tại sàn giao dịch này nhé!

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

2 thoughts on “ICM Trading là gì? Có phải ICM Trading lừa đảo không?

  1. Pingback: ICM Trading là gì? Có phải ICM Trading lừa đảo không? – Titre du site

  2. Pingback: ICM Trading là gì? Có phải...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ICM Trading là gì? Có phải ICM Trading lừa đảo không?