Thực hư tin đồn “ngân hàng SCB sắp phá sản, vỡ nợ”!!!

Hiện đang có rất nhiều thông tin tiêu cực xuất hiện tràn lan trên các báo hay trên các trang mạng xã hội về tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản hay phốt ngân hàng SCB sắp phá sản,…. Điều đã và đang làm rất nhiều người đang là khách hàng của ngân hàng này rơi vào tình trạng hoang mang và lo lắng. Vậy tin đồn ngân hàng SCB phá sản hay SCB vỡ nợ có đúng sự thật hay không? Và có nên đầu tư vào ngân hàng này ở thời điểm hiện tại hay không? Cùng tham khảo ngay bài viết này để tìm câu trả lời nhé!

Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?

Tên đầy đủ của ngân hàng SCB là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Với tên tiếng Anh là Sai Gon Joint Stock Commercial Bank. Được thành lập vào 26/12/2011. Và chính thức đi vào hoạt động vào 01/01/2012 tức là đã trải qua hơn 10 năm hoạt động trên thị trường tài chính. Trụ sở chính của SCB nằm tại 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mạng lưới giao dịch của SCB

Là ngân hàng được hợp nhất tự nguyện bởi 3 ngân hàng con là SCB; TinNghia bank và Ficombank. Cũng nhờ vào thế mạnh từ sự hợp nhất này, SCB đã luôn phát triển nhanh chóng, không ngừng. Vượt bậc với sự đi lên mạnh mẽ. Và nằm trong top 5 ngân hàng TMCP sở hữu quy mô lớn nhất tại nước ta.

Hiện tại, quy mô của SCB ước tính đã mở rộng đến khoảng 239 điểm giao dịch khác nhau trên khắp cả nước. Phủ sóng 28 tỉnh thành nằm trong những vùng kinh tế trọng điểm cả nước.

Ngân hàng SCB sắp phá sản? Thực hư như thế nào?

Ngân hàng SCB sắp phá sản? Thực hư như thế nào?
Ngân hàng SCB sắp phá sản? Thực hư như thế nào?

Mạng xã hội hiện nay đang lan truyền tràn lan các tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản; vỡ nợ là thông tin không chính xác. Thông tin này dẫn đến tình trạng nhiều người dân ồ ạt đi rút tiền ra khỏi ngân hàng SCB trước thời hạn. Làm cho hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng trầm trọng, tiêu cực.

Nhiều chi nhánh, điểm giao dịch đóng cửa

Nhiều chi nhánh, điểm giao dịch đóng cửa
Nhiều chi nhánh, điểm giao dịch SCB đóng cửa

Sở dĩ có tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản là do một số chi nhánh của ngân hàng SCB đóng cửa để đổi địa chỉ. Bởi những địa điểm cũ đã không còn mang lại được hiệu quả kinh doanh như trước hay thậm chí còn thua lỗ. Và do có quá nhiều chi nhánh đóng cửa như vậy đã khiến cho tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản; SCB vỡ nợ hay SCB có biến tiêu cực,… bùng nổ.

Xem thêm: Cách đăng ký tài khoản Internet Banking của SCB

Tin buồn qua đời của một thành viên trong Hội đồng quản trị SCB

Hơn nữa, một tin buồn vô cùng trùng hợp lại xuất hiện vào ngay thời điểm nhạy cảm này nữa chính là ông Nguyễn Tiến Thành. Là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt. Đồng thời cũng là Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của ngân hàng SCB đã đột ngột qua đời vào ngày 6/10/2022. Cộng với hệ thống chuyển tiền của SCB gặp lỗi vào 07/10/2022. Tuy nhiên thì vào cuối ngày lỗi này đã được ngân hàng khắc phục lập tức.

Với hàng loạt điểm trùng hợp như vậy đã làm cho nhiều người lo sợ; e ngại số tiền của mình sẽ bị mấy nên đã chạy đi rút tiền ngay trước thời hạn.

Nhưng có thể bạn chưa biết, thực tế để một ngân hàng phá sản là điều cực kì khó và hiếm. Chưa kể tin đồn này chưa được khẳng định và kiểm chứng. Ngược lại việc lan truyền các tin đồn tiêu cực rộng rãi như vậy mới chính là nguyên nhân làm cho ngân hàng SCB gặp khó khăn.

Rút tiền trước thời hạn ở ngân hàng SCB nên hay không?

Số lượng ghé thăm ngân hàng SCB gần nhất vào cuối ngày 7/10/2022 đã tăng lên đột biến bởi tin đồn. Một số người đến để rút tiền. Nhưng cũng có một số người chỉ đến để thăm dò thông tin có đúng hay không. Tất cả đều là do sự lo lắng về số tiền mà họ đang gửi trong SCB. Và cũng nhiều người đặt ra câu hỏi có nên rút tiền SCB trước hạn hay không?

Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định sẽ theo sát tình hình của SCB. Đồng thời sẽ có biện pháp để ngân hàng được hoạt động bình thường. Đảm bảo được các quyền và lợi ích của những khách hàng đang gửi tiền tại đây.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra khuyến cáo rằng không nên rút tiền trước thời hạn. Bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những người gửi tiền với lãi suất không thời hạn.

Có thể bạn chưa biết: Nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Ngân hàng SCB có an toàn không?

Ngân hàng SCB có an toàn không?
Ngân hàng SCB có an toàn không?

Ngân hàng SCB có an toàn hay không? Thứ nhất, sau tin đồn và hiện tượng hàng loạt khách hàng rút tiền trước hạn. Thì SCB đang được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì đây vẫn là một ngân hàng được đánh giá là an toàn về phương diện bảo mật thông tin khách hàng. Bởi SCB đã được thông qua 2 chứng chỉ bảo mật nổi tiếng là PCI DSS của Controlcase. Và Chứng chỉ ISO/IEC 27001:2013 được cung cấp bởi BSI.

Thứ hai, đây là một ngân hàng có tuổi đời hoạt động có thể nói là khá lâu trên thị trường với hơn 10 năm kinh nghiệm. Những sản phẩm, dịch vụ mà SCB mang lại cũng nhận được nhiều đánh giá cao. Chưa kể SCB cũng là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam.

Thứ ba, với nền tảng là sự hợp nhất từ 3 ngân hàng lớn là SCB; FCB và TNB thì đây giống như một “đại gia thứ thiệt” trong giới.

Thứ tư, tổng tài sản của ngân hàng tính đến cuối quý II đã đạt hơn 760.000 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng hơn 595.440 tỷ đồng. Con số này đã tăng so với lúc đầu đến 16%. Ngoài ra, lãi trước thuế của ngân hàng mẹ đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể là 682 tỷ đồng.

Qua các thông tin trên thì có thể khẳng định ngân hàng SCB hoàn toàn uy tín. Nên nếu bạn đang là khách hàng của ngân hàng này thì đừng quá lo lắng bởi các tin đồn tiêu cực trước mắt nhé.

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra các thông tin liên quan đến nghi vấn ngân hàng SCB sắp phá sản có đúng sự thật hay không. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan nhất về ngân hàng SCB. Đồng thời, có thể an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng này.

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

Thực hư tin đồn "ngân hàng SCB sắp phá sản, vỡ nợ"!!!