Break out là thuật ngữ chúng ta thường nghe khi tham gia đầu tư tại thị trường ngoại hối. Tín hiệu này có vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Chúng giống như một công cụ giúp cho những nhà đầu tư đang theo phong cách giao dịch price action có được một khoản lời lớn. Nhưng trên thực tế vẫn còn khá nhiều các nhà đầu tư chỉ mới nghe qua chứ thực chất chưa hiểu rõ được thuật ngữ Break out là gì? Cũng như các dấu hiệu để nhận biết đâu là break out thật còn đâu là giả. Vậy nên, tại đây vuachungkhoang sẽ thông tin thật chi tiết về công cụ này để các nhà đầu tư có thể nhận biết rõ ràng về break out nhất.
Mục lục
Định nghĩa Break out
Break out dịch theo tiếng Việt có nghĩa là bị phá vỡ. Đây là một hiện tượng xảy ra khi giá tăng quá mạnh. Và làm cho đường kháng cự cũng như đường hỗ trợ bị phá vỡ đi. Những khu vực như vậy thường dựa vào những biến động đã có trong thị trường trong quá khứ. Bên cạnh đó, nơi đây giống như nơi tranh chấp và xung đột của hai bên mua và bán. Đường kháng cự sẽ là đường thẳng nối các đỉnh với nhau. Và đường hỗ trợ sẽ là một đường thẳng đi ngang qua các đáy.
Ngoài ra, Break out còn được xem như một chiến lược để giao dịch. Và chiến lược này sẽ phụ thuộc vào những xu hướng hiện tại của thị trường. Có nghĩa là, khi một hiện tượng bị break out, giá cả sẽ tăng lên hoặc giảm xuống tiếp tục theo quán tính. Mục tiêu cần làm đó chính là phải vào lệnh ngay thời điểm bị phá vỡ. Sau đó tiếp tục đi theo xu hướng của thị trường đến khi nào nhận thấy biến động nhẹ dần. Và thấy rằng lợi nhuận đã đến mức như mình mong muốn và kỳ vọng.
Một điểm lưu ý là điểm break out chỉ thật sự được xác nhận khi giá của nến đang nằm trên ngưỡng kháng cự hoặc là dưới ngưỡng hỗ trợ. Nếu trường hợp nến chỉ đang vươn tới phần rìa trên hoặc rìa dưới và giá đóng cửa vẫn còn nằm trong khoảng hai đường này. Thì lúc này chưa được coi là bị break out.
>> Xem thêm bài viết về Phân loại và nhận dạng mô hình nến Harami
Phân loại break out
Sự biến động của giá trên thị trường và các tổ chức lớn thường thao túng giá của thị trường. Những tổ chức này sẽ tạo ra những điểm phá vỡ giả làm nhiều người bị nhầm lẫn. Do vậy cần phân biệt giữa phá vỡ giả và thật:
Break out giả: Điểm phá vỡ giả sẽ được xảy ra nếu như có một đường trendline bị phá vỡ. Và nó không đi theo hướng đã bị phá mà lại chuyển hướng một cách đột ngột theo chiều ngược lại. Lúc này nếu như các nhà đầu tư hiểu lầm đây là một điểm phá vỡ thật. Thì nguy cơ lệnh mua của các nhà đầu tư sẽ rất dễ xảy ra tình trạng đu đỉnh. Trong khi đó lệnh bán sẽ dễ bị đu đáy. Đây được xem là nỗi ám ảnh lớn của nhiều trader trong giao dịch ngoại hối. Khi phải phân biệt đâu là break out thật còn đâu là giả.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định chính là khối lượng giao dịch. Trường hợp phá vỡ không thành công sẽ thường có một khối lượng giao dịch khá thấp.
Break out thật: xảy ra ngược lại với phá vỡ giả. Tức là hiện tượng tăng hay giảm sẽ đi theo đúng hướng đã phá vỡ.
Đọc thêm: Tìm hiểu về mô hình nến Heiken Ashi: định nghĩa, ưu và nhược điểm,…
Nhận biết Break out như thế nào?
Phân biệt dựa vào giá đóng cửa và ngưỡng lọc: Mức giá là một tiêu chí quan trọng cần phải quan sát và xem xét kỹ lưỡng khi giao dịch Break out. Có thể là một nến ngày/ giờ/ tuần, điều này sẽ phụ thuộc vào việc mà trader chọn khung thời gian trade. Bên cạnh đó, để tăng độ chính xác cho việc xác nhận điển bị break out. Thì ngưỡng lọc điểm phá vỡ cũng là một không kém phần quan trọng.
Phân biệt dựa vào thanh khoản: Xu hướng thị trường yêu cầu phải mạnh thì những nhà đầu tư mới sẵn sàng mua đuổi. Bởi dùng phá vỡ cho giao dịch thì người đầu tư cần phải chấp nhận và sẵn sàng theo xu hướng của thị trường. Tức là mua với mức giá và bán ở một mức khác cao hơn. Và để xác định một thị trường có đủ mạnh hay không thì tính thanh khoản sẽ chứng minh điều đó. Theo một số kinh nghiệm của người đi trước, thì khi giá break out đường kháng cự. Thì cần phải kèm theo đó là mức thanh khoản ít nhất từ 50% của mức trung bình của 20 phiên giao dịch đã thực hiện trước đó.
Phân biệt dựa vào những chỉ báo: yếu tố chỉ báo rất đáng để xem xét trong bất kì một giao dịch nào. Nếu giá bị break out ra khỏi mức kháng cự nhưng lại có độ phân kỳ âm. Thì lúc này cần phải xem xét lại tín hiệu. Ở trường hợp ngược lại, các trader cũng cần phải đặt ra những câu hỏi và suy nghĩ một cách từ từ. Và quyết định chắc chắn có nên vào lệnh lúc đó hay không.
Lời kết
Nếu bạn đã theo dõi đến phần này của bài viết thì Break out là gì không phải là một câu hỏi khó nữa. Điều khó khăn mà các trader cần phải xem xét thật kỹ đó chính là phải phân biệt được đâu là điểm phá vỡ giả. Điều này có lẽ rất khó với nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt với những ai chỉ vừa mới bước chân vào thị trường. Vì vậy, cần phải luyện tập thật nhiều cũng như tích lũy kinh nghiệm cho bản thân để không phải nhầm lẫn nữa nhé!
Tổng hợp: vuachungkhoang.com