Thị trường tiền điện tử luôn được biết đến là nơi chứa đầy sự biến động. Tuy nhiên không phải loại tiền điện tử nào cũng có sự biến động mạnh. Ví dụ như đồng Luna coin mà chúng tôi đã nhắc đến ở bài trước. Giá cả của chúng luôn được duy trì ổn định bởi Luna là một trong các đồng stablecoin. Thế thì Stablecoin là gì? Chúng được thiết kế đặc biệt như thế nào mà có thể hạn chế được sự biến động trên thị trường tiền kỹ thuật số? Nếu bạn đang là một nhà đầu tư mới bắt đầu dùng loại đồng này thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Stablecoin là loại tiền điện tử như thế nào?
Stablecoin được thiết kế gắn liền với giá trị của tiền pháp định chẳng hạn như đồng đô la hay euro. Và với định dạng này thì các đồng stablecoin chắc chắn có thể được dùng để giao dịch trên toàn cầu. Chỉ cần thực hiện việc chuyển nhượng giá trị tương đương phù hợp. Quá trình này được diễn ra khá nhanh chóng và không tốn quá nhiều chi phí. Vậy nên giá trị của chúng được duy trì một cách ổn định.
Các đồng stablecoin có sự kết nối và gắn bó với các loại tài sản cơ sở hay các loại tiền pháp định nên tính rủi ro của chúng sẽ ít hơn so với các đồng tiền điện tử thông thường. Người dùng cũng không cần phải lo lắng về việc biến động của chúng trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Stablecoin có vai trò quan trọng giúp bảo vệ được số tài sản của nhà đầu tư. Tránh khỏi những rủi ro trước một thị trường luôn xuất hiện nhiều biến động như tiền kỹ thuật số. Chúng giúp cho thị trường được cân bằng và duy trì mức ổn định nhất.
Theo dõi thêm: Maker coin – đồng tiền Stablecoin hứa hẹn đầy tiềm năng
Stablecoin có bao nhiêu loại?
Hiện tại có tới ba loại stablecoin chính đó là tài sản nợ; tài sản thế chấp bởi Crypto và loại không được thế chấp. Cùng tìm hiểu các ưu nhược điểm của từng loại ngay bên dưới:
Tài sản nợ
Tài sản nợ được phát hành bởi một bên trung gian uy tín và có đủ tiềm lực về kinh tế. Đơn vị này phải đảm bảo được các tiêu chí trên vì như vậy mới có thể đại diện và đứng ra đảm bảo quy đổi cũng như bảo lãnh cho nhà đầu tư.
Đối với tài sản nợ tỷ lệ quy đổi sẽ là 1:1. Cụ thể, người dùng sẽ được đổi một đồng tiền thật qua một đồng Stablecoin và tỉ lệ sẽ được cố định. Các đồng tài sản nợ thường gặp gồm Tether, Stably, Arccy,…
Một số ưu điểm của tài sản nợ:
- Giá trị tiền khi quy đổi được đảm bảo cố định với tỉ lệ 100%.
- Việc quy đổi được tính toán rất đơn giản.
- Không gặp rủi ro bị hack mất tiền bởi loại tài sản này không có trên nền tảng Blockchain.
- Không bị tác động tiêu cực từ những biến động của thị trường. Nhà đầu tư sẽ luôn được đảm bảo một khoản tiền nhát định tại ngân hàng.
Nhược điểm:
- Thời gian chuyển đổi xảy ra chậm dù nhà đầu tư phải bỏ kha khá tiền cho các chi phí để chuyển đổi tài sản.
- Cần có sự can thiệp của các kiểm toán mới đảm bảo được sự minh bạch cho Stablecoin.
Tài sản thế chấp bởi Crypto
Bản chất của loại tài sản thế chấp bằng Crypto sẽ tương đương với thế chấp bằng tiền pháp định. Chỉ khác nhau ở điểm một bên sẽ dùng tài sản đảm bảo là Cryptocurrency thay vì dùng tiền hay vàng thật như bên còn lại. Các giao dịch đều được diễn ra ngay trên nền Blockchain mà không cần phải dùng tiền pháp định hay sự can thiệp của một bên trung gian nào. Một số đồng thuộc loại tài sản này gồm Haven, Augmint, Maker,…
Ưu điểm của loại tài sản thế chấp bằng Crypto:
- Giao dịch ngay trên Blockchain nên chúng sẽ mang tính tập trung và minh bạch.
- Các nhà đầu tư muốn phát triển các chiến lược của mình có thể dùng đồng tiền này để làm đòn bẩy.
- Quá trình chuyển đổi không quá phức tạp, thời gian thực hiện cũng khá nhanh. Và điều khiến nhiều người hài lòng đó là chi phí không quá cao như khi thực hiện với tiền thật.
Nhược điểm:
- Nếu giá của tài sản thế chấp bị giảm nhanh qua mức cho phép thì việc thanh lý sẽ tự động được tiến hành.
- Rủi ro sẽ cao hơn do có sự biến động cao hơn về giá.
- Sẽ bị Crypto và giá trị của nó ràng buộc.
- Nhiều người vẫn chưa làm quen được với hình thức này vì khá phức tạp khi thực hiện.
Stablecoin không được thế chấp
Cơ chế hoạt động của loại tài sản này đi theo quy luật cung cầu. Tức là giá cả của chúng sẽ tăng giảm theo biến động của thị trường. Trường hợp nếu giá giảm thì để tăng giá trị Stablecoin sẽ giảm lượng cung xuống và ngược lại. Một số đồng thuộc loại không thế chấp bao gồm Fragments, Basecoin, Kowala, Carbon.
Ưu điểm:
- Khi thực hiện không cần phải dùng bất cứ loại tài sản nào để đảm bảo.
- Có tính phi tập trung và không thực hiện được việc thế chấp độc lập.
Nhược điểm:
- Buộc phải được tăng trưởng đều đặn.
- Dễ bị ảnh hưởng khi thị trường chung bị suy giảm.
- Không phù hợp cho những người ít kiến thức về tiền kỹ thuật số vì quá phức tạp.
Stablecoin có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường Việt Nam? Có nên đầu tư vào Stablecoin?
Đồng tiền nào cũng vậy, một khi đã bước chân vào thị trường thì sẽ không tránh khỏi được những cuộc cạnh tranh. Nhưng cũng nhờ vào điều này mà chế độ độc quyền sẽ bị loại bỏ. Người tiêu dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn. Và với các đồng Stablecoin cũng như thế.
Khi vào thị trường nước ta, Stablecoin sẽ làm cho thị trường sôi nổi hơn. Các nhà đầu tư cũng có thêm nhiều sự lựa chọn cho bản thân. Đồng thời chúng sẽ giúp những nhà đầu tư tránh được một số tác động tiêu cực từ thay đổi của thị trường.
Những chuyển đổi giữa Bitcoin và altcoin cũng được diễn ra dễ dàng hơn ở các thời điểm. Nên mức độ rủi ro khi đầu tư vào chúng là rất thấp. Nên đây sẽ là sự lựa chọn hợp lí. Tuy nhiên, không tránh khỏi một vài trường hợp các đồng Stablecoin tăng hoặc giảm ngoài dự tính. Không những thế vì quá ổn định nên không có khả năng giá của chúng sẽ tăng mạnh theo thời gian. Vì vậy, các nhà đầu tư nào muốn kiếm lời lớn thì đây không phải là sự lựa chọn tốt nhất.
Lời kết
Dù còn một vài điểm hạn chế nhưng chắc chắn không thể nào phủ nhận được tầm quan trọng của Stablecoin. Như vậy, vuachungkhoan đã gửi đến bạn đọc các thông tin liên quan về loại tiền điện tử ít rủi ro nhất trên thị trường tiền điện tử. Mong rằng sẽ giúp ích cho các chiến lược đầu tư của bạn nhé!
Tổng hợp: vuachungkhoang.com