Biểu đồ nến là gì? Cách đọc và ý nghĩa của các biểu đồ nến

Một trong những công cụ kỹ thuật được nhiều nhà giao dịch tài chính dùng để theo dõi sự biến đổi giá cả trên thị trường. Để biết khi nào có thể mua hoặc bán cổ phiếu một cách thích hợp nhất đó chính là biểu đồ nến. Biểu đồ được biết là phản ánh sức mua bán rất rõ ràng nên được ưa chuộng bởi rất nhiều nhà kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các nhà đầu tư những thông tin về các mô hình nến và cách đọc biểu đồ nến như thế nào nhé.

Tìm hiểu định nghĩa của biểu đồ nến

Biểu đồ nến
Biểu đồ nến

Biểu đồ nến là một biểu đồ chứa nhiều nến riêng lẻ. Những nhà giao dịch sẽ dựa vào các nến này để xác định xem giá mở cửa trong một khoảng thời gian chính xác là bao nhiêu. Hay giá đóng cửa trong một thời gian chính xác là bao nhiêu. Ngoài ra, cũng có thể xác định mức giá cao hay thấp trong một khoảng thời gian rõ ràng.

Những hành động giá còn biểu hiện sự phát triển của xu hướng hay đảo chiều. Thời gian mà cây nến xuất hiện phụ thuộc vào mỗi nhà giao dịch chọn thời gian như thế nào. Thường là sẽ vào thời gian hàng ngày. Giá cổ phiếu sẽ đi đâu cũng được những phần khác của nến biểu thị.

>>> Tìm hiểu thêm về Sử dụng phân tích kỹ thuật có tốt hơn phân tích cơ bản không?

Cách biểu đồ nến hình thành

Biểu đồ được xuất phát từ Nhật Bản, cách đây vài thế kỉ những thương nhân người Nhật đã nghĩ ra chúng để phục vụ cho việc buôn bán gạo. Sau đó, biểu đồ nến đã bùng nổ ở nhiều thị trường và được ưa chuộng cho đến ngày nay khi Steve Nison giới thiệu tới phương Tây vào 1990. Chúng cho biết nhiều thông tin hữu ích và trực quan hơn các biểu đồ khác nên chúng trở nên rất phổ biến.

Cách đọc biểu đồ nến như sau: Sự tăng hoặc giảm giá sẽ được biểu thị bởi thân nến. Hai que nhỏ nằm ở đầu hay đuôi chính là bóng nến. Các giá cao nhất hoặc thấp nhất được biểu thị bằng đỉnh của hai bóng nến. Các giá mở cửa và đóng cửa là hai đỉnh của thân nến.

Nếu thân nến màu xanh hoặc trắng là tăng, lúc này giá mở cửa sẽ nằm dưới giá đóng cửa. Nếu thân màu đỏ hoặc đen thì giảm và giá sẽ ngược lại.

Nhiều hành động gia dịch xảy ra vào một thời điểm hiện tại sẽ làm cho nến càng to. Và ngược lại, nếu nến càng nhỏ thì càng ít hành động giao dịch xảy ra.

Những biểu đồ nến cơ bản

Những biến động tăng hoặc giảm giá sẽ tạo ra các mô hình nến khác nhau. Có những lúc, biến động giá xuất hiện hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng có những lúc chúng tạo thành các mẫu nhằm giúp các nhà giao dịch dùng để phân tích hay giao dịch. Không có bất kì mẫu mô hình nào đúng cho mọi trường hợp cả. Bởi mô hình nến chỉ biểu thị cho xu hướng giá chuyển động chứ không đảm bảo cho tương lai. Một số biểu đồ nến phổ biến:

Biểu đồ nến Bullish Engulfing

Biểu đồ nến Bullish Engulfing
Biểu đồ nến Bullish Engulfing

Bullish Engulfing còn được gọi là mô hình nến nhất chìm tăng. Mô hình này cho biết rằng người bán sẽ ít hơn người mua.

Mô hình này được biểu hiện bằng một cụm hai nến gồm một đỏ và một xanh. Nến xanh dài hơn và sẽ bao phủ hết cây nến đỏ. Với mô hình nhấn chìm tăng cho thấy giá có xu hướng đi len và đang tiếp tục tăng.

Bearish Engulfing

Ngược lại biểu đồ nến Bullish Engulfing thì đây là mô hình nhấn chìm giảm. Lúc này sẽ có ít người mua hơn là người bán. Mô hình gồm hai nến xanh và đỏ. Tuy nhiên, ngược lại ở trên thì nến đỏ sẽ dài hơn và bao phủ hết cây nến xanh.

Evening Star

Còn được gọi là mô hình sao Hôm. Mô hình này thể hiện sự đảo chiều vô cùng mạnh mẽ. HÌnh thành bởi cụm ba cây nến gồm một nến lớn, một nến nhỏ có màu đỏ hoặc xanh lá, một nến giảm lớn. Mô hình sao Hôm thường xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng khi giá tăng. Mô hình phản ánh sự đứng lại của người mua và người bán sẽ lấy lại được quyền kiểm soát thị trường.

Bullish Harami

Mô hình này sẽ xuất hiện trong một xu hướng giảm. Mô hình bao gồm một nến giảm lớn, một nến tăng nhỏ được bao phủ bởi nến lớn đầu tiên. Biểu hiện cho những nhà phân tích biết rằng xu hướng đang tạm thời dừng lại.

Bearish Harami

Xuất hiện khi xu hướng tăng. Mô hình được hình thành gồm một nến lớn tăng, một nến nhỏ giảm nằm trong trong nến thứ nhất. Mô hình này không phản ánh nhiều tín hiệu để thực hiện giao dịch, thể hiện người mua đang do dự.

Bullish Harami Cross

Xuất hiện trong xu hướng đang giảm. Mô hình được hình thành bởi một nến giảm vf một nến Dọi được bao phủ bởi nến trước. Ý nghĩa giống như Bullish Harami.

Bearish Harami Cross

Bearish Harami Cross
Bearish Harami Cross

Ngược lại với Bullish Harami Cross thì mô hình này sẽ xuất hiện trong xu hướng tăng. Gồm một nến tăng và một nến Doji.

Bullish Rising Three

Có tên gọi khác là biểu đồ nến tăng ba bước. Gồm một nến tăng, 3 nến giữa là nến nhỏ giảm được nến đầu tiên bao phủ và nến cuối sẽ là nến tăng mạnh. Mô hình thể hiện sự giảm giá liên tục trong ba ngày nhưng sẽ tăng mạnh ở ngày thứ năm.

Bearish Falling Three

Đây là mô hình giảm ba giá. Mô hình bao gồm một nến lớn tăng, ba nến nhỏ tăng được bao phủ bởi nến một. Cuối cùng là nến giảm mạnh. Mô hình biểu hiện rằng giá có thể sẽ giảm xuống nữa và người bán đang nắm thế chủ động.

Tóm lại

Mỗi biểu đồ nến khác nhau sẽ là một câu chuyện về sự biến động tăng hay giảm giá; sức mua hay sức bán cũng như lòng tham hay nỗi sợ hãi của người tham gia trên thị trường. Thế nên đây là một mô hình được nhiều nhà đầu tư dùng. Tuy nhiên, không nên chỉ phụ thuộc vào các biểu đồ nến mà các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu và kết hợp sử dụng các mô hình khác để có thể đạt được mong muốn giao dịch tốt nhất. Các nhà đầu tư có thể tham khảo thêm mô hình hai đỉnh tại đây.

Tổng hợp: vuachungkhoang.com

Biểu đồ nến là gì? Cách đọc và ý nghĩa của các biểu đồ nến