Chỉ số MACD được xem là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Chúng có vai trò giúp cho các nhà đầu tư xác định được vùng đảo xu thế của thị trường chứng khoán. Từ đây, sẽ đưa ra những chiến lược hay quyết định tốt nhất và sáng suốt nhất trong quá trình đầu tư. Với bài viết này, vuachungkhoang sẽ chia sẻ đến bạn đọc về chỉ số MACD là gì? Bên cạnh đó sẽ hướng dẫn cách sử dụng chỉ số MACD trong chứng khoán một cách hiệu quả cũng như cách thức hoạt động như thế nào. Nếu đang có cùng quan tâm về chỉ số này thì đừng ngần ngại theo dõi chi tiết trong bài viết bên dưới này nhé!
Mục lục
Định nghĩa MACD
Chỉ số MACD là gì? Chỉ số MACD có tên đầy đủ là Moving Average Convergence/ Divergence. Là một chỉ báo thể hiện mối quan hệ giữa hai đường trung bình của giá chứng khoán. Đường cho biết sự biến động mạnh hay yếu và quá trình thay đổi của thị trường. Vào cuối những năm 70, Gerald Appel đã phát triển chỉ báo này. Chúng được xem là một chỉ báo muộn và định giá bằng cách dựa vào những hoạt động và dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ. Đã có rất nhiều nhà đầu tư đã tiến hành đặt lệnh và cài đặt lệnh bằng việc dựa vào MACD.
Với chỉ số MACD nguyên liệu chính để tạo ra chúng chính là đường EMA. Những đường EMA thường xoay quanh đường 0, có những lúc sẽ cắt nhau, phân kì hay hội tụ với nhau. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vài theo dõi các chuyển động này để nhận biết được các tín hiệu của những giao dịch.
>> Đọc thêm Sóng Elliott và những mô hình sóng phổ biến
Cách thức hoạt động
Chỉ báo MACD sẽ được tạo ra khi lấy hiệu của hai đường trung bình động hàm mũ ECA. Và dùng đường này để tính một EMA khác. Ngoài ra, MACD cũng còn có thể tính bằng hiệu của hai đường EMA.
Những yếu tố di chuyển quanh đường trung tâm hay còn gọi là đường bằng không bao gồm:
- Đường MACD xác định xu hướng thị trường đang tăng hay giảm. Công thức tính MACD sẽ là hiệu số giữa EMA 26 và EMA 12. EMA 12 kỳ chính là đường EMA ngắn hạn và EMA 26 kỳ là đường EMA dài hạn.
- Đường tín hiệu là một đường EMA của MACD. Nhà đầu tư có thể tìm thấy điểm đảo chiều có thể xảy ra hay những điểm mà thị trường có thể ra vào khi phân tích kết hợp giữa đường tín hiệu và MACD.
- Biểu đồ sẽ cho thấy đường đường MACD và đường tín hiệu đang phân kì hay hội tụ.
Cách dùng và đọc chỉ báo MACD
Sự phân kì hay hội tụ của chỉ số MACD là một trong cá cchỉ số dự báo mạnh mẽ. Vì thế, việc nắm bắt, diễn dãi cũng như biết cách sử dụng chỉ số này có thể giúp nhà đầu tư tối ưu được hiệu suất những chiến lược của mình. Chỉ báo được dùng để xác định tín hiệu giao nhau, phân kì và giao cắt đường trung bình.
Một số điều nên nắm rõ khi muốn dùng chỉ số MACD trong chứng khoán:
- Điểm giao nhau của đường MACD: sẽ là tín hiệu tăng nếu chỉ số MACD cắt trên đường 0. Ngược lại, nếu cắt dưới đường 0 sẽ là tín hiệu giảm.
- Hướng giao nhau cũng phản ánh tình hình thị trường. Tín hiệu tăng nếu như đường MACD cắt theo chiều từ dưới đi lên. Những tín hiệu sẽ càng mạnh mẽ nếu như càng cách xa số 0.
- Chỉ số MACD sẽ dương nếu có bất kì đường EMA 26 kỳ nằm dưới EMA 12 kỳ và ngược lại. Nếu MACD càng xa đường cơ sở dù ở trên hay dưới thì đều cho thấy giữa hai đường EMA cón khoảng cách đang tăng dần.
Tham khảo thêm: Cách thực hiện giao dịch chứng khoán theo lý thuyết hộp Darvas
Nhược điểm của chỉ số MACD
Mặc dù chỉ số MACD đóng một vai trò khá quan trọng, giúp những nhà đầu tư xác định được xu hướng thị trường. Tuy nhiên, bất kì một phân tích kỹ thuật nào cũng có điểm bất cập. MACD cũng tồn tại những nhược điểm như sau:
- Kết quả MACD thường sẽ không được đồng nhất. Nguyên nhân là các nhà đầu tư thường sẽ cài đặt chỉ số theo thời gian mà mình muốn như 9 ngày, 12 hay 26 ngày. Số liệu mà chỉ số cũng cấp cho nhà đầu tư sẽ mang hướng chủ quan nhiều hơn.
- Nhà đầu tư cần phải thật nhạy bén và xác định được khung thời gian mà chỉ số MACD hoạt động hiệu quả nhất. Vì thế để sử dụng thành thạo chỉ số này thật sự khá khó và cần phải có nhiều kinh nghiệm.
- Chỉ số thường đưa tín hiệu bị chậm nhịp.
- Có thể gây ra khả năng rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Bởi chiến lược phân kì có thể báo hiệu quá sớm khả năng đổi chiều. Đồng thời, cũng hay đưa ra nhiều tín hiệu nhiễu làm nhà đầu tư dễ mắc sai lầm.
Lời kết
Tất cả những thông tin mà vuachungkhoang muốn chia sẻ với nhà đầu tư về chỉ số MACD đã được tổng hợp ở trên. Mong rằng qua bài viết này, những nhà đầu tư đã hiểu được chỉ số MACD là gì? Cũng như những mặt ưu điểm hay nhược điểm mà chỉ số mang lại. Từ đó, có thể đưa ra những chiến lược sử dụng chỉ số tốt hơn. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác về thị trường tài chính thì hãy vào ngay trang chủ của chúng tôi nhé!
Tổng hợp: vuachungkhoang.com